![]() |
Ảnh minh họa
Theo báo cáo trên, đa số những ca lây nhiễm mới đều diễn ra ở 10 quốc gia, đứng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Việt Nam, Myanmar, Papua New Guinea, Philippines và Thái Lan. 10 quốc gia này là nơi xảy ra 95% những ca lây nhiễm HIV mới trong khu vực năm 2016.
Số trường hợp lây nhiễm chủ yếu tập trung ở những nhóm người nhất định bao gồm người mua bán dâm, nam giới đồng tính, người chuyển giới và người nghiện dùng bơm kim tiêm.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng có tin vui. Đó là số ca lây nhiễm mới hàng năm ở châu Á và Thái bình dương đang giảm xuống 13% trong vòng 6 năm qua, từ 310.000 người trong 2010 xuống còn 270.000 năm 2016. Bản báo cáo của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cũng cho thấy hơn một nửa số người bị nhiễm HIV cũng đã được tiếp cận với việc điều trị.
Giám đốc Michel Sidibe của UNAIDS cho biết: “Chúng tôi đã đạt được mục tiêu năm 2015 là có 15 triệu người được điều trị và chúng ta đang tăng số người này lên 2 lần tới con số 30 triệu và đạt được mục tiêu năm 2020. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường tiếp cận với mọi người có nhu cầu và không bỏ sót một ai”.
▪ Dịch vụ cà phê cùng nữ sinh (24/07/2017)
▪ Nhiều thanh niên chưa biết rõ tác hại của ma túy đá (17/07/2017)
▪ Hàng chục thanh niên nhập viện vì kẹo gấu dẻo cần sa (10/07/2017)
▪ Hà Nội: Xuất hiện ma túy mới - 'táo đỏ, 'táo xanh' (17/06/2017)
▪ Nghịch lý đưa người đi cai nghiện khó hơn bắt tội phạm (16/06/2017)
▪ Khi cảnh sát, bác sĩ cũng tâm thần vì ma túy đá (09/06/2017)
▪ 4 chất gây nghiện 'tấn công' giới trẻ Thủ đô (03/06/2017)
▪ Mại dâm qua mạng xã hội: Khó kiểm soát! (30/05/2017)
▪ Các ‘công xưởng’ ma túy dời sát biên giới Việt Nam (23/05/2017)
▪ TP.HCM: Khó quản beer club có tiếp viên múa khiêu dâm (12/05/2017)