Một kiểu chợ kỳ quái ở bên kia biên giới, có nhiều "giai nhân"; và cô nào cũng ăn mặc rất "mát mẻ"...
Có điều thú vị là số người Việt Nam hành nghề lái taxi bên đất Đông Hưng (Trung Quốc) khá đông. Họ là những cư dân biên giới có giấy thông hành qua lại đường biên và quan trọng hơn cả là nói rành hai thứ tiếng Trung Quốc phổ thông và tiếng Vạc Và (ngôn ngữ chủ yếu của vùng Đông Hưng). Cứ đến giờ “mở khẩu” (7 giờ sáng), họ lại qua cửa khẩu Bắc Luân, đến hãng nhận xe và rong ruổi đón khách. Đến chiều, họ lại trả xe, quay về Việt Nam trước khi “đóng khẩu" (7 giờ tối). Theo tài xế tên Trần Văn H., khách đi xe chủ yếu là du khách Việt Nam, họ sang Đông Hưng mua hàng và đi chợ... người. Theo lời chèo kéo, tôi và anh bạn cùng đoàn tặc lưỡi thử đi xem một lần cho biết.
Các giai nhân ở trong ki-ốt "hộp"
Tòa nhà ấy trước đây là một trung tâm thương mại. Các "giai nhân" đứng, ngồi lố nhố trước cửa từng ki-ốt. Cô nào ăn mặc cũng hết sức "mát mẻ": áo khoét sâu cổ, váy ngắn cũn cỡn. Nhiều khách Việt Nam từng bị các giai nhân người Việt lừa, vì họ cũng nói tiếng Trung Quốc như gió và đành cắn răng trả cao hơn “mặt bằng” ở chợ 100 nhân dân tệ.
Các biển hiệu ở đây cũng đề cả 2 thứ chữ Việt Nam và Trung Quốc. Có nhiều nơi treo biển "cắt tóc, gội đầu", nơi "khám - chữa bệnh", "tẩm quất - thư giãn"... nhưng bên trong tất cả đều như nhau. Phòng nào cũng rộng khoảng 15 m2, có công trình phụ khép kín, 1 tấm gương lớn gắn trên tường, 1 chiếc giường nhỏ, 1 bàn trang điểm với đầy đủ lược, máy sấy tóc, lô cuốn...
Điều đáng được chú ý nhất là một chiếc hộp không đậy nắp chứa đầy bao cao su Trung Quốc (chắc là thế, vì toàn tiếng Trung). Một thứ không thể thiếu nữa trong những ki-ốt này là chiếc cassette rẻ tiền, cáu bẩn và dăm ba cuộn băng. Nó được bật hết công suất khi có khách, để tránh... “làm ồn" cho chợ. Một vài ki-ốt còn trang bị cả tivi và đầu VCD.
Nếu không có khách, cả chủ và nhân viên ngồi xem đài... Trung Quốc cho đỡ buồn. Còn khách có nhu cầu được xem phim mát trước khi “nhập cuộc".
Vào dễ, ra khó
Đấy là trường hợp đi "ngắm" chứ không phải đi "chơi”. Xen lẫn giữa các giai nhân là những tay bảo kê, đầu nhẵn thín, chân tay vạm vỡ với những hình xăm chằng chịt. Chúng sẵn sàng "chiến đấu” với những khách nào có hiện tượng ăn quỵt hoặc không có ý định "chơi". Ai đã vào phòng rồi mà quay ra, không làm gì cũng mất 60.000 đồng... qua cửa. Chẳng những thế, vừa mất tiền lại vừa bị chủ ki-ốt lẽo đẽo đi theo đốt vía đến khi nào rời khỏi chợ.
Trước khi vào chợ, H. dặn tôi khá cẩn thận: "Đừng nói nhiều hoặc hỏi han gì lắm. Nếu kỹ quá, chúng sinh nghi và khó về với bọn mặt rô”. Quả thắt, các "giai nhân" ở chợ khá kiệm lời. Những cái tên của họ thường gọi nghe rất kêu như Hoa, Thủy, Lan, Hiền... nhưng có thể tên thật ở quê nhà chỉ là Mơ, Nụ, Thắm, Đào gì đó mà thôi.
Anh bạn đi cùng tôi đã suýt bị "tẩn” chỉ vì hỏi han linh tinh, khiến một "giai nhân" phát cáu quát lên: "Anh là cái gì mà hỏi nhiều thế. Đến để chơi hay...”. May mà H. can thiệp kíp thời, năn nỉ hộ. Nếu không, chẳng biết hậu quả sẽ ra sao.
Ăn theo chợ này là các dịch vụ cho “chuyện ấy”. Người ta bán đủ các loại từ những bao cao su "hiểm" tới các loại thuốc kích dục, tráng dương uống hoặc xịt, "đồ chơi”...
Khác với trong chợ, khách thoải mái ngắm nghía, cầm xem và nếu không mua cũng chẳng sao. Nhiều "giai nhân” còn tiếp thị cho những cửa hàng này bằng cách khéo léo đề nghị khách mua dùng thử.
Rồi cái chợ kỳ quái này, tôi cảm thấy như trút được gánh nặng. Nhưng chúng tôi vẫn đau lòng khi chứng kiến những mảnh đời trôi nổi, hành nghề bán phấn buôn hương trên đất khách.
Theo TTNN
▪ “Người nghiện ma túy đang trẻ dần” (28/12/2004)
▪ "Cái chết trắng" ở "thiên đường vàng" (28/12/2004)
▪ Nam Định: Nghi bị "đổ" AIDS, chém cả nhà người tình (27/12/2004)
▪ Sinh viên "ham của lạ" (27/12/2004)
▪ Rượu, tình dục và chiếc bao cao su (22/12/2004)
▪ Giá ngay từ đầu em đã biết (22/12/2004)
▪ Thị trấn chết (22/12/2004)
▪ Nhiễm HIV, bán dâm để ... trả thù đời (21/12/2004)
▪ 5 quốc gia náo loạn vì cái chết của một kỹ nữ (22/12/2004)
▪ Thiếu niên Anh ngày càng nghiện ngập (15/12/2004)