Cuộc "săn người" trường kỳ của cô gái HIV
Các Website khác - 26/05/2008

 
Ảnh minh họa

Hanoinet - Mỗi khi "tóm" được một gã đàn ông là Phương vui lắm. Cô coi đó như là một chiến tích và nó như tiếp thêm sức mạnh cho cô...

Phương thù ghét đàn ông và cô chỉ muốn băm vằm vào người đàn ông đã trút con virút HIV vào cơ thể cô, kiến cô bị gục ngã trước sự sống. Chán trường cuộc đời như một dấu chấm hết,  Phương tiêu cực nghỉ quẩn quanh. Cô bị chao đảo giữa hai luồng suy nghĩ, sống tiếp hay chết quách đi để đỡ hệ lụy gia đình kể từ khi biết mình bị nhiễm bệnh. Cuối cũng Phương đã chọn con đường sống. Nhưng sống với một bản năng rất rõ ràng, trả thù đàn ông, chính họ đã giết hại cuộc đời cô.

Trong lúc lý chí không ổn định đầu óc Phương không đủ tỉnh táo để phân biệt đâu là người tốt đáng tin cậy, còn đâu là dạng đàn ông xấu xa đáng nguyền rủa, cô đánh đồng tất cả đàn ông điều giống nhau, đều có chung một bản chất xấu xa. Vậy nên phải trả thù tất cả họ.

Để đi đến quyết định này, với Phương đó là cả một sự dằn vặt giữa thiệu và ác sau hàng tuần liền chán nản bỏ đi lang thang khắp nơi các gầm cầu, xó chợ. Phương đã từng bước lên thành cầu Chương Dương định gieo mình xuống dòng sông Hồng, vì nghĩ sống thêm nữa cũng chẳng để làm gì. Đời còn nghĩa lý dì đâu.

Nhưng số phận chưa buông tha, nó bắt cô phải tiếp tục sống cuộc sống đau đớn này. Chẳng biết lúc đó run rủi thế nào, một người bạn gái của Phương từ đâu xuất hiện, kéo Phương lại rồi an ủi, dỗ ngon dỗ ngọt. Được bạn khuyên giải, Phương thấy chết là hết, chết chỉ thiệt thân. Tự tìm đến cái chết là sự lựa chon ngu ngốc.

Vậy tội gì mình phải chết. Chết thì còn gì để nói, nó cũng chẳng khác gì cầm viên đá ném xuống ao bèo, bèo chỉ giãn ra một lúc rồi lại co vào bịt bùng. Mình quyết phải làm một việc gì đó...

Từ giây phút đó đã hình thành trong Phương một nung nấu trả thù. Cô chỉnh trang nhan sắc rồi gọi xe ôm đến đường Nguyễn Trãi, nơi đã hai năm cô gắn bó hành nghề. Nhưng lần trở về này khác nhiều lắm, Phương không còn quá coi trọng chuyện tiền khách trả nhiều hay ít, cô cũng không còn thản nhiên phát lờ trước những lời ghẹo trêu của khách như hồi 16 tuổi mới vào nghề. Phương khéo léo hơn trước, khéo đến độ nghệ thuật, hễ vị khách nào xa vào vòng tay của cô là không thể thoát được.

Một ánh mắt thèm thuồng của khách, một cuộc gọi nhầm điện thoại hay một lời trêu ghẹo vô tình của một ai đó giữa đám đông, hay đang ngồi trong quán nước... Phương đều tận dụng để biến nó thành một cuộc tình chớp nhoáng. Phương tha hóa như vậy không hẳn vì Phương dễ dãi, mà vì Phương có chủ định, dù đồng tiền khách quẳng cho rất bèo bọt. Phương chấp nhận tất cả. Cô đang giăng lưới để bắt những con mồi mới.

Hoành hành tiếp một thời gian ở đường Nguyễn Trãi, biết chắc đã có thêm nhiều vị khách "dính trưởng", cô lại vác cái thân bệnh hoạn của mình đến đường Giải Phóng, đường Phạm Văn Đồng để tiếp tục cuộc chinh phạt, một mặt cũng để tự làm mới mình và cái chính là "bán" con vi rút HIV của mình cho nhiều ông khách thèm của lạ. Với chiền thật dịch chuyển nay đây mai đó, trong con mắt của khách hàng chơi, Phương lại là món hàng "din"...

Công xuất hành nghề của Phương khá cao, bình quân một ngày đêm cũng có khoảng từ bảy đến mười vị khách. Những đêm mưa gió bão bùng tưởng chừng không có ma nào "đi ăn đêm" thì chính những đêm ấy Phương lại chung gối với nhiều gã đàn ông nhất. Hết đứng đường cô tìm đến những nơi chân cầu, góc chợ làm bạn với những gã xe ôm, làm chăn đắp, gối êm, đệm nằm cho dân bốc vác khắp nơi tụ về.

Mỗi khi "tóm" được một gã đàn ông là Phương vui lắm. Cô coi đó như một chiến tích và nó như tiếp thêm sức mạnh cho cô để bằng mọi cách đưa vào bẫy nhiều gã đàn ông hơn nữa...

Hơn một năm trôi qua, đến giờ thì Phương cũng không sao nhớ nổi đã bao lần qua đêm với khách, đã bao nhiêu gã đàn ông lây nhiềm con vi rút HIV từ Phương. Rồi cũng từ cô mà có bao nhiêu người vợ đảm, mẹ hiền của những đứa con thơ đã phải gành chịu những hâu quả nặng nề, bệnh tật từ những người chồng, hạnh phúc của bao gia đình tan nát chông chênh bên bờ vực thẳm.

Cô cũng hiểu được một điều chết người rằng, một người đàn ông lây nhiễm từ cô, họ sẽ lại chuyền cho người khác và những người khác nữa. Nó như một thứ nhân bản căn bệnh. Cô chẳng cần quan tâm. Chỉ biết rằng trong cuốn nhật ký ghi không đầy đủ đã đầy ứ tên khách hàng. Con số phải lên đến hàng ngàn người.

Còn bao nhiêu đàn ông tiếp tục mắc nhiễm từ Phương nữa? Điều này không ai có thể biết được khi Phương ngày càng dễ dãi, thích được phục vụ người khác và thích người khác chiều chuộng mình. Sớm, chiều Phương vẫn lượn lờ trong công viên, công trình xây dựng, khu công nghiệp đang thi công hay nhận vợ hờ của chung một tốp thợ xây dựng cầu đường nào đó dăm bữa, nửa tháng khi đã deo rắc bệnh tật cho họ, cô lại nhanh chóng chuồn đi nơi khác.

Cho đến một ngày gần đây, tôi gặp lại Phương, cô không còn cái sắc nét của thuở trước, một bóng thân tàn ma dại dật dờ, bước chân cô đi không còn vững, cái chết đang gõ cửa từng ngày. Cỗ đã tạm dừng cuộc chinh phạt, bởi có muốn cô cũng không còn đủ hơi sức để đi tiếp. Cô cưới rất thỏa mãn, cô đã thực hiện được chọn vẹn cuộc trả thù cánh đàn ông của mình. Nhưng cô có biết, đằng sau sự thỏa mãn của cô là những cái chết ai oán, những oan hồn kia có để cho cô được yên dưới chín tần địa ngục?

Theo Gia Đình & Xã Hội