|
Đã qua cái tuổi "gàn dở" này bao nhiêu năm rồi, giờ thấy học trò khác quá. Thông minh, sạch sẽ, cao ráo, ăn mặc đẹp, đi xe đạp thậm chí là xe máy cũng rất đẹp (bây giờ học sinh bị cấm đi xe máy nhưng họ vẫn đi), ăn nói thì bạo dạn, tự tin...
Một lần tôi đi đón đứa em gái học ở trường cấp 3 CVA - một ngôi trường PT khá nổi tiếng trong công tác giáo dục PT của thành phố Hà Nội. Nhìn màu áo trắng học trò phất phới mà lòng tôi cứ bùi ngùi sụt sịt.
Đã qua cái tuổi "gàn dở" này bao nhiêu năm rồi, giờ thấy học trò khác quá. Thông minh, sạch sẽ, cao ráo, ăn mặc đẹp, đi xe đạp thậm chí là xe máy cũng rất đẹp (bây giờ học sinh bị cấm đi xe máy nhưng họ vẫn đi), ăn nói thì bạo dạn, tự tin...
“Choáng” vì ngôn ngữ, thời trang nữ sinh!
Ảnh minh họa |
Đến đây tôi lại nghĩ đến mấy cuộc thi hoa hậu. Có thí sinh là sinh viên đại học, có thí sinh vẫn đang còn là học sinh phổ thông. Thế mà có cái câu: "Em nghĩ gì về chiến dịch tình nguyện của Đoàn?" có cô cũng không trả lời được. Rồi: "Em nghĩ gì về công - dung - ngôn - hạnh trong tứ đức của người phụ nữ?" vậy mà có cô cũng chẳng biết nó là cái gì và cứ trả lời liên thiên. Hình như ở tuổi các cô, những khái niệm ấy nó còn quá mơ hồ, hoặc giả các cô chưa có thời gian "nghiên cứu" về những vấn đề đó nên cũng chỉ có thể trả lời "lai rai".
Nhà nghỉ... và bệnh viện
Từ sự “buông thả” trong ngôn ngữ dùng hàng ngày dẫn đến sự “thoải mái” trong lối sống cũng chẳng hề cách nhau là mấy.
Thời gian gần đây, có rất nhiều bài báo viết về việc nữ sinh nghiện lô đề, phim “đen” dẫn tơi việc bỏ bê chuyện học hành. Và những nữ sinh này coi việc xem những loại phim kia là chuyện “bình thường” và thể hiện sự “bình đẳng giới”. Những nữ sinh này “lý sự”: Tụi con trai xem được thì... con gái cũng xem được. Đó là “nhu cầu”... chung chứ chẳng của riêng ai!?... Và tác hại của những ”thói quen” này là không thể kiểm soát nổi.
Trên một số chương trình TV và báo chí thỉnh thoảng người ta lại phát một đoạn băng quay cảnh những đôi thiếu niên vẫn còn mặc đồng phục học sinh dìu nhau vào nhà nghỉ bên Gia Lâm. Có lẽ đó là sự tất yếu của lối sống buông thả của một bộ phận học sinh, sinh viên bây giờ. Nếu chẳng may ta có “lỡ lời” nói đến “công, dung, ngôn, hạnh” trước mặt các cô gái trẻ bây giờ có lẽ sẽ bị cho là “lạc hậu”, hoặc họ sẽ nhìn ta như một kẻ... tâm thần có vấn đề.
Lối sống phương Tây, phim ảnh của Mỹ, luật chơi của “thời đại” đang dần ngấm sâu vào đầu óc thế hệ trẻ. Những quan niệm yêu thử, sống thử chẳng còn xa lạ với chúng. Chữ trinh đối với những cô gái thời đại @ chẳng đáng giá một xu. Theo một con số thống kê thì Việt Nam đang ở mức báo động về tỷ lệ nạo phá thai, đặc biệt nguy hại là khoảng 25% số đó ở lứa tuổi vị thành niên và 50% trong số đó là do thất bại trong việc dùng biện pháp tránh thai.
Khi “sự cố” xảy ra, các em phần lớn chọn giải pháp nạo phá thai. Thậm chí rất nhiều em gái cảm thấy bế tắc đã chọn con đường làm mại dâm hoặc tự tử. Dư luận vẫn đang bàng hoàng trước số phận đau đớn của cháu Thiện Nhân bị người mẹ 16 tuổi bỏ rơi. Thử hỏi, có phải trách nhiệm này chỉ thuộc về cô bé kia?...
Cách đây hơn một năm, cô bé hàng xóm mới học hết lớp 10 bẽn lẽn cùng mẹ sang nhà tôi đưa giấy mời dự đám cưới. Cái bụng lùm lùm đã lý giải mọi thắc mắc của tôi về cái sự lấy chồng sớm của cháu. Bố đứa trẻ sắp chào đời cũng bằng tuổi cô dâu. Vì là tình làng nghĩa xóm nên chính quyền dù thấy sai cũng chẳng phạt nổi, chỉ nhắc nhở là khi đến tuổi phải ra uỷ ban đăng ký.
Đến giờ tôi mới thấy thấm thía câu thơ của Xuân Diệu: “Thấy em đẹp quá khẽ lắc đầu...”. Tôi cũng đã đi nhiều, tiếp xúc nhiều, đọc sách báo, xem phim Mỹ, phim Tây nhiều, cũng đã cố gắng “cải cách” cái đầu óc vốn bảo thủ trì trệ của mình cho phù hợp với thời đại nhưng cũng chỉ biết tự nhủ với mình một điều rằng: Các cô gái Việt Nam bây giờ đẹp quá, xinh quá, ưa nhìn quá. Các cô rất mạnh dạn trong giao tiếp, chủ động trong mọi tình huống, luôn tự tin về bản thân... Nhưng có điều tôi cứ thắc mắc: Nét đẹp của người con gái phương Đông, con gái Việt Nam ngày xưa có còn giá trị?
Tại buổi tổng kết chương trình bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình của trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản TP.Hồ Chí Minh hồi đầu năm nay, đại diện trung tâm cho biết số ca phá thai trong năm 2007 trên toàn thành phố là gần 111.000 ca, giảm không đáng kể so với năm 2006 (hơn 114.000 ca), trong đó phá thai dưới 18 tuổi chiếm 2%. Đáng lưu ý là tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại sau nạo hút thai chỉ có 36,4%, giảm 12,6% so với năm 2006. Trước con số “đáng sợ” trên, ông Lê Trường Giang - Phó giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đề nghị trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản tìm cách giảm tỷ lệ nạo phá thai vì theo ông, con số này là “vô địch” cả nước, thậm chí có thể “vô địch” thế giới. Còn theo một con số điều tra khác, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 500.000 ca nạo phá thai, nhưng thực tế, con số này có thể còn cao hơn nhiều. Theo giới chuyên môn đánh giá, con số thực tế phải từ 800.000 – 1,3 triệu ca, do nhiều người lựa chọn nạo phá thai tại những cơ sở y tế tư nhân. Khu vực phía Nam là nơi có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất cả nước... |
Theo VnMedia
▪ Cơ cực...kiếp gái biển (23/05/2008)
▪ Anal sex - hành vi tình dục có hại (23/05/2008)
▪ Nỗi đau nữ sinh (23/05/2008)
▪ Bán phim sex qua “dế” (22/05/2008)
▪ Sinh viên mang thai, cờ bạc... hết chỗ “tá túc” (22/05/2008)
▪ 40% số người nhiễm HIV ở VN là do chích ma túy (22/05/2008)
▪ Teen bên... bàn nhậu (22/05/2008)
▪ "Gieo bệnh" để trả thù đời (19/05/2008)
▪ Đau lòng chuyện trẻ con mang thai (21/05/2008)
▪ Tuổi học trò gây tội ác, vì sao? (20/05/2008)