Papua New Guinea là một quốc gia không mấy người biết đến gồm nhiều đảo quần tụ mà thành ở vùng nam Á. Thế nhưng gần đây, thế giới đã "chú ý" hơn tới đất nước này khi số người nhiễm HIV/AIDS ở đây đã đạt mức kỷ lục: cao nhất khu vực Thái Bình Dương.
Ước tính hiện nay tại Papua New Guinea có khoảng 25,000 đến 69,000 người nhiễm HIV/AIDS, đây là thông báo của Hội đồng phòng chống AIDS quốc gia. Cũng theo lời cố vấn cao cấp của Văn phòng hội đồng, ông Joachim Pantumari thì con số đó cho thấy tỉ lệ lây nhiễm hiện nay tại Papua New Guinea vào khoảng 0,9 - 2,5%, đây cũng là tỉ lệ cao nhất trong khu vực Thái Bình Dương và cao thứ tư trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương sau Thái Lan, Campuchia và Miến Điện.
Cũng theo ông này, kể từ ca lây nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện năm 1987, cho tới cuối tháng 12 năm 2004, trên cả nước đã có 11,139 trường hợp nhiễm bệnh. Trong số đó, 48% là nam giới, 46% là nữ còn 6% chưa xác định được giới tính cụ thể. Ông Joachim Pantumari còn cho biết, ở nữ giới lây nhiễm phổ biến xảy ra ở độ tuổi 20-30 (với từ 600 đến 870 trường hợp), còn ở nam giới phổ biến ở độ tuổi 20-40 (với 300 đến 620 trường hợp).
Theo thông báo của ông Pantumari thì ở bất cứ tỉnh nào trong nước cũng có người nhiễm bệnh hoặc tử vong vì HIV/AIDS. Khu vực lây nhiễm nặng nhất là vùng thủ đô với số nam, nữ nhiễm bệnh lần lượt vào khoảng 3000 là 2500 ca. Đứng thứ hai trong bảng xếp loại này là một tỉnh thuộc cao nguyên miền tây (gần 1000 ca) và tiếp đó là các tỉnh ở cao nguyên miền Đông và Morobe.
Ông Pantumari cho biết thêm, hiện nay văn phòng hội đồng chống AIDS quốc gia đã có 18 trạm thường trực tại 12 tỉnh, trong đó có 3 trạm đặt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hiện cũng đã có 580 nhân viên được đào tạo để phục vụ tại các điểm đó. Các trạm thường trực không chỉ có nhiệm vụ xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS mà còn theo dõi thái độ, hành vi của người dân sở tại đối với đại dịch thế kỷ này. Một thông tin đáng lo ngại ông Pantumari đưa ra nữa là, ở trong nước có tới 73% các cặp vợ chồng chưa từng sử dụng bao cao su. Từ thực tiễn đó, đại diện dự án hỗ trợ HIV/AIDS quốc gia Thomas Lasania cho rằng, điều cần thiết bây giờ là người dân cần thay đổi hành vi và nhận thức nghiêm túc, cụ thể hơn về đại dịch để có cách phòng chống hữu hiệu, tích cực.
Dương Kim Thoa theo http://www.rednova.com
▪ Malaysia: Quá nhiều người mù mờ về HIV (06/08/2005)
▪ Phụ nữ cần biết một số thăm dò về sức khoẻ (05/08/2005)
▪ Những mảnh vỡ trên hè phố (05/08/2005)
▪ Trong tháng 7 có 3 người nhiễm H5N1 (03/08/2005)
▪ Uỷ ban thể thao California vô trách nhiệm trong tổ chức thi đấu quyền Anh (04/08/2005)
▪ Những "đại ca" vị thành niên vùng than (01/08/2005)
▪ Ngoáy tai - một thói quen nguy hiểm (01/08/2005)
▪ Trung Quốc: Dân nhập cư làm tăng tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS (24/07/2005)
▪ Kết án hai năm với người phụ nữ cố ý lây truyền HIV sang người khác (22/07/2005)
▪ Trung Quốc: 76,000 trẻ em mồ côi do đại dịch AIDS (22/07/2005)