Trích bài báo ra ngày hôm qua về chiến dịch ngày thế giới phòng chống AIDS, bác sĩ Sozi cho biết, đại dịch vẫn đang lan tràn trong nhóm người ở độ tuổi sinh sản từ 15 đến 24.
Theo cô Catherine, Zambia cần thực thi nhiều hơn nữa quy tắc ABCs (A: Tiết chế, B: chung thủy và C: dùng bao cao su) để thực hiện an toàn tình dục.
Cô nói: "Các quy tắc ABC trong an toàn tình dục là chưa đủ với UNAIDS. Chúng tôi cần hơn thế. Nếu anh nói cần phải sống tiết chế, thử hỏi rằng sẽ có bao nhiêu người chấp nhận không quan hệ tình dục? Tình dục là một hiện tượng tự nhiên và là hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người mà. Nếu anh nói phải chung thủy, liệu có bao nhiêu người sống được như thế. Tôi có thể chung thủy nhưng bạn tình của tôi lại có tới 3 cô bạn gái khác nữa, dù rằng cả ba cô này cũng đều chung thủy với anh ấy! Đó là chưa kể tỉ lệ sử dụng bao cao su rất thấp, chỉ khoảng 38%, điều này cũng tương đương với việc hầu như mọi người không ai dùng bao cao su cả".
Tất nhiên, bác sĩ Sozi cũng khẳng định, bao cao su chính là biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS nếu biết dùng đúng cách và thường xuyên.
Theo nữ bác sĩ này, trong vòng hai năm qua, ở một số quốc gia như Kenya, Zimbabwe và các vùng thành thị của Haiti and Burkina Faso, tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm người trưởng thành đã giảm.
Mức giảm này là nhờ vào những thay đổi trong hành vi, nhận thức như tăng tỉ lệ người dùng bao cao su, quan hệ tình dục lần đầu muộn hơn và có ít bạn tình hơn.
Cô Catherine nói: "Nam Phi có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới, bên cạnh đó là các quốc gia như Botswana, Namibia, Thụy Sĩ và Lesotho với tỉ lệ lây nhiễm chừng 30%. Tại thị trấn Francis ở Botswana, tỉ lệ lây nhiễm là 50%, điều này cũng có nghĩa là cứ 2 người dân lại có 1 người nhiễm HIV".
Cô khẳng định, Zambia cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác phòng chống và điều trị bệnh. Cần phải ngăn chặn các trường hợp nhiễm mới nếu không khó có thể chiến thắng được đại dịch thế kỷ này.
Nhưng cô Catherine cũng cho rằng, bên cạnh đó cần tạo thêm việc làm cho người bệnh và điều kiện tiếp cận với giáo dục cơ bản cho họ.
Cô nói: "Ai cũng biết tỉ lệ 1/5 người nhiễm bệnh của Zambia rõ ràng không lấy làm tự hào gì, do vậy, mục tiêu đặt ra là phải giảm tỉ lệ lây nhiễm xuống còn một nửa trong thời gian tới".
Bác sĩ Sozi cho biết, trách nhiệm giao cho chính phủ Zambia lúc này chính là cung cấp thuốc kháng virus miễn phí cho người bệnh giúp kéo dài cuộc sống cho họ và giảm bớt số trẻ mồ côi vì đại dịch.
Nhưng theo cô Sozi, người dân vẫn ngần ngại không muốn biết tình trạng lây nhiễm HIV của mình vì rất xấu hổ khi phải làm xét nghiệm.
Theo những thống kê được biết thì phụ nữ ở Zambia làm xét nghiệm nhiều hơn nam giới và cũng được điều trị thuốc ARV nhiều hơn.
Theo cô Sozi, công tác điều trị cho trẻ em cần được nhân rộng hơn và cần khuyến khích các bậc cha mẹ cũng như người coi sóc trẻ đưa chúng đi làm xét nghiệm.
Đỗ Dương theo http://allafrica.com
▪ Nguy cơ lây nhiễm HIV của đồng tính nam rất cao (28/11/2005)
▪ "90 triệu bé gái trên thế giới không được đi học" (26/11/2005)
▪ Dịch HIV/AIDS ngày càng nghiêm trọng (26/11/2005)
▪ AIDS vẫn hoành hành tại châu Phi (25/11/2005)
▪ Ấn Độ: Số nạn nhân của HIV/AIDS vẫn tiếp tục tăng (25/11/2005)
▪ Hơn 40 triệu người nhiễm HIV/AIDS trên khắp thế giới (23/11/2005)
▪ Châu Á: 8 triệu người nhiễm HIV (22/11/2005)
▪ Ấn Độ: Số bệnh nhân HIV trong thực tế cao gấp nhiều lần (24/11/2005)
▪ Báo động tỷ lệ nhiễm HIV trên thế giới (22/11/2005)
▪ Lấy ráy tai có bị HIV? (19/11/2005)