Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, hiện toàn tỉnh có 1.231 nhiễm HIV/AIDS được quản lý. Mặc dù thời gian qua, địa phương đã nỗ lực trong công tác giảm thiểu tác hại, tăng cường giám sát, chăm sóc điều trị và tiếp cận thuốc ARV, điều trị thay thế Methadone, dự phòng lây truyền mẹ con… Tuy nhiên, do tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, ngôn ngữ bất đồng giữa các dân tộc, trình độ nhận thức không đồng đều giữa các vùng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác truyền thông.
Nhưng nguyên nhân chính cần giải quyết đó xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị. Chính nguyên nhân này đã khiến những người có nguy cơ nhiễm HIV không tiếp cận được với các dịch vụ xét nghiệm để biết tình trạng nhiễm để điều trị sớm. Họ không biết tình trạng nhiễm của mình để dự phòng cho người thân và cộng đồng. Tình trạng điều trị muộn làm cho họ rút ngắn tuổi thọ và có rất nhiều bệnh tật có cơ hội xâm nhập vào cơ thể nếu không được điều trị sớm.
Những năm qua, công tác tuyên truyền và các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã góp phần giúp cộng đồng hiểu rõ về bệnh AIDS và thông cảm với nỗi đau của những người có HIV. Bên cạnh sự cảm thông, chia sẻ, vẫn còn không ít người xa lánh, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Sự kỳ thị của cộng đồng vẫn là một nguyên nhân chính khiến cho người bệnh lẩn trốn, không hợp tác với cán bộ chuyên trách cũng như từ chối mọi dịch vụ y tế khác. Nguồn gốc và nguyên nhân của kỳ thị là do thiếu hiểu biết sâu về HIV/AIDS, nhất là sự lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường. Việc kỳ thị này làm người nhiễm và gia đình sợ bị tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV; người có nguy cơ nhiễm HIV không dám đến các cơ sở y tế để xét nghiệm; người nhiễm không dám áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người khác vì sợ bị phát hiện…
Sự lo lắng bị kỳ thị cũng khiến các gia đình có người nhiễm HIV/AIDS ngại chia sẻ thông tin. Thực tế này cũng đã làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và tăng nguy cơ lây nhiễm. Hiện nay, đồng hành với những người nhiễm HIV chủ yếu là những cán bộ y tế tham gia tư vấn, điều trị tại các phòng khám ngoại khoa hoặc một số ít đồng đẳng viên của các câu lạc bộ hoạt động dưới sự tài trợ của các dự án.
Với đặc thù của tỉnh miền núi dân cư phân bố không tập trung, thời gian qua các đơn vị chức năng đã đa dạng hóa các hình thức truyền thông như truyền thông trực tiếp, tuyên truyền qua các hình ảnh trực quan sinh động như tờ rơi, áp phích, cụm pa nô…Tổ chức các cuộc rà soát, thu thập số liệu thông tin đặc biệt là ở các điểm nóng về ma túy trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó lựa chọn những điểm có nguy cơ cao về lây nhiễm HIV/AIDS tập trung truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân, từ đó thay đổi hành vi, thái độ về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Trong năm 2016, đã tổ chức truyền thông trực tiếp cho nhóm đối tượng người nghiện chích ma túy, các đối tượng di dân biến động được 65.000 lượt người. Đồng thời, tăng cường được sự tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; giảm thiểu tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và người nghiện ma túy, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
▪ Trao tặng quà cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Nam Định (06/06/2017)
▪ Tuyên truyền để cộng đồng không còn kỳ thị với người nghiện (03/06/2017)
▪ Nỗi niềm người phụ nữ vượt qua cơ ‘bĩ cực’ (31/05/2017)
▪ Đã yêu thì sẵn sàng dấn thân (30/05/2017)
▪ Giúp đỡ người mãn án tù vượt qua lầm lỗi (23/05/2017)
▪ Nâng cao kiến thức hỗ trợ người cai nghiện hòa nhập cộng đồng (18/05/2017)
▪ Hà Nam: Công tác cai nghiện còn nhiều khó khăn (17/05/2017)
▪ Thị trấn BUBU 2017: Tôn vinh sự đa dạng và bình đẳng (15/05/2017)
▪ 'Còn ngày về, còn có thể làm lại cuộc đời' (13/05/2017)
▪ Chàng trai hết lòng vì người nhiễm HIV/AIDS (13/05/2017)