Ở khu vực miền bắc, các trường tương đối ổn định về ngành nghề đào tạo, không có đột biến gì lớn. Chỉ có Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội mở thêm bốn chuyên ngành mới : Tài chính quốc tế, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Nhật thương mại. Đây là những ngành đào tạo đang có nhu cầu rất lớn của xã hội, trong xu thế hội nhập và mở rộng nền kinh tế thị trường, đồng thời chắc chắn cũng là những ngành học thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh.
Khu vực miền trung khá sôi động, với một loạt trường ĐH xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) mở thêm ngành học mới.
Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) mở ba chuyên ngành mới : Xã hội học, Vật lý Địa lý.
ĐH Huế mở thêm 9 ngành đào tạo và 3 chuyên ngành mới tại các trường thành viên: Văn học, ngôn ngữ học, Xã hội học (ĐH Khoa học); Chế biến lâm sản (ĐH Nông lâm); Tiếng Trung Quốc; Tiếng Nhật Bản (ĐH Ngoại ngữ); Sư phạm GD thế chất (Khoa GD thể chất); Tài chính ngân hàng (ĐH Kinh tế); Quản lý GD (ĐH Sư phạm). Ba chuyên ngành mới: Ngư y(thuộc ngành Nuôi trồng thủy sản (ĐH Nông Lâm); Thống kê kinh doanh (ngành Quản trị kinh doanh - ĐH Kinh tế); Kế toán kiểm toán (ngành Kế toán - ĐH Kinh tế).
ĐH Đà Nẵng mở thêm tám ngành đào tạo mới : Luật kinh doanh, Tin học quản lý (ĐH Kinh tế); Tiếng Thái-lan; Quốc tế học (ĐH Ngoại ngữ); Sư phạm GD thể chất và GD quốc phòng, Hóa học, Việt Nam học, Văn hóa học (ĐH Sư phạm); Trường ĐH Quy Nhơn năm nay có thêm bốn ngành học mới: Nông học, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, GD thể chất và GD quốc phòng, Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế đầu tư, liên kết đào tạo với Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội).
Các trường ĐH, CĐ tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (TP Hồ Chí Minh) và Nam Bộ năm nay đồng loạt mở thêm nhiều ngành mới khá hấp dẫn đối với thí sinh cả nước. Theo các chuyên gia tuyển sinh, nhiều ngành học mới của các trường này có khả năng "bội thu" thí sinh ĐKDT ngay từ mùa tuyển sinh 2006 này.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã xin phép Bộ GD-ĐT mở thêm ba ngành mới: quản lý công nghiệp (quản lý công nghệ, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý chất lượng, quản trị doanh nghiệp); Công nghệ kỹ thuật máy tính (thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến và nâng cấp các hệ thống mạng máy tính); Tiếng Anh (Anh văn kỹ thuật).
Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh mở thêm sáu ngành và chuyên ngành mới: Cơ điện tử Công nghệ kỹ thuật ô-tô, Kinh doanh nông nghiệp, chuyên ngành Bảo quản chế biến nông sản và vi sinh thực phẩm (thuộc ngành Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm); quản lý môi trường và du lịch sinh thái (thuộc ngành Quản lý môi trường); Sư phạm kỹ thuật công - nông nghiệp (ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp).
Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép mở thêm ba ngành mới: quản lý GD, Quốc tế học, Việt Nam học.
Trong khi đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cũng mở thêm ba ngành mới: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm trường.
ĐH Marketting TP Hồ Chí Minh mở thêm bốn chuyên ngành: Tài chính ngân hàng, Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh quốc tế, Du lịch lữ hành. Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng TP Hồ Chí Minh mở thêm ngành: Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch), Song ngữ Trung - Anh.
Trường CĐ Sư phạm TP Hồ Chí Minh mở thêm bảy ngành ngoài sư phạm: Khoa học máy tính, Kế toán, Khoa học môi trường, Việt Nam học, Quản trị văn phòng, Thư viện thông tin; Tiếng Anh.
Trường CĐ Bán công Hoa Sen TP Hồ Chí Minh xin mở thêm hai ngành mới: Điều hành du lịch; Quản lý và điều hành khách sạn - nhà hàng.
Một số trường ĐH lân lập cũng xin phép mở thêm nhiều ngành học mới nhằm thu hút thí sinh. Trường ĐH dân lập (DL) Kỹ thuật công nghệ TP Hồ Chí Minh mở sáu ngành mới: Công nghệ tự động, Kế toán, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật xây dựng.
Trường ĐHDL Văn Lang dự kiến mở ba chuyên ngành mới trong ngành Mỹ thuật công nghiệp: Thiết kế đồ họa; Tạo dáng công nghiệp; Trang trí nội thất.
Trường ĐHDL Yersin Đà Lạt cũng xin mở thêm ngành Mỹ thuật công nghiệp (chuyên ngành Thiết kế thời trang).
Trong khi đó, Trường Cán bộ khí tượng thủy văn TP Hồ Chí Minh mở thêm ngành Hệ thống thông tin địa lý và viễn thám (GIS và RS), trình độ trung học chuyên nghiệp.
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Trường ĐH Tiền Giang (tuyển thí sinh tại Tiền Giang và các tỉnh lân cận) mở các ngành: Sư phạm toán, Sư phạm văn; Kế toán; Quản trị kinh doanh.
Trường ĐH Cần Thơ mở thêm ngành mới: Nông nghiệp. Trường ĐH An Giang (tuyển thí sinh khu vực đồng bằng sông Cửu Long) mở thêm bốn ngành học mới: quản trị kinh doanh, Chăn nuôi, Trồng trọt, Việt Nam học.
ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam cũng cho biết, năm 2006 sẽ tuyển sinh 7 ngành đào tạo: Cử nhân thương mại, Kinh doanh tiếp thị, Kinh doanh (kế toán); Khoa học ứng dụng (Công nghệ thông tin) - chương trình toàn thời gian và chương trình liên thông với Aptech I Thiết kế (hệ thống truyền thông đa phương tiện); CĐ thương mại, CĐ thiết kế (hệ thống truyền thông đa phương tiện). Tuyển sinh trên cả nước bằng hình thức xét tuyển, căn cứ vào điểm trung bình lớp 12 và trình độ Anh ngữ. Tất cả chương trình đào tạo đều giảng dạy bằng tiếng Anh.
|