Từ năm 2006 trở đi, Bộ GD-ĐT đã có văn bản cho phép 21 trường thực hiện đào tạo chương trình liên thông. Trong đó có 7 trường đã đào tạo liên thông tư trước thuộc chương trình thi điểm đào tạo liên thông từ năm học 2004-2005. Bao gồm các trường:
Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thái Bình từ THCN lên CĐ các ngành: Kinh tế nông nghiệp; Kế toán hành chính sự nghiệp; Kế toán doanh nghiệp.
Trường CĐ Giao thông vận tải (Bộ GT-VT) đào tạo từ THCN lên CĐ ngành Công nghệ xây dựng công trình giao thông vận tải.
Trường Đại học bán - công Tôn Đức Thắng (TP Hồ Chí Minh) đào tạo từ THCN lên ĐH: Công nghệ kỹ thuật điện; Công nghệ điện tử - viễn thông.
Trường CĐ Cộng đồng Trà Vinh (UBND tỉnh Trà Vinh) đào tạo từ dạy nghề lên CĐ ngành: Công nghệ kỹ thuật điện; Nuôi trồng Thủy sản; Phát triển nông thôn.
Trường CĐ Nông lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đào tạo từ TNCN lên CĐ ngành: Trồng trọt; Chăn nuôi.
Trường CĐ xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) đào tạo từ THCN lên CĐ ngành Công nghệ xây dựng.
Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương (UBND tỉnh Hải Dương) đào tạo từ THCN lên CĐ ngành: Kế toán: quản trị kinh doanh. Trường CĐ Bán công Quản trị Kinh doanh (Bộ Tài Chính) đào tạo từ THCN lên CĐ ngành: Kế toán; Tin học.
Trường Đại học Thủy sản Nha Trang (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đào tạo từ THCN lên CĐ ngành: Nuôi trồng Thủy sản.
Trường CĐ Lao động xã hội (Bộ LĐ, TB&XH) đào tạo từ THCN lên CĐ ngành: Cộng tác xã hội.
Cuối tháng 11-2005, Bộ GD-ĐT đã quyết định cho thêm 14 trường ĐH-CĐ được thí điểm ĐTLT (3 trường ĐH, 11 trường CĐ) bắt đầu ĐTLT từ năm 2006 với 2.230 chỉ tiêu.
Trong số trên, có một trường được ĐTLT thẳng từ THCN lên ĐH là Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên (ngành Tin học, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ may và thời trang, Công nghệ kỹ thuật điện), đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THCN hệ chính quy các ngành hoặc chuyên ngành liên quan trong cả nước.
Học viện Ngân hàng ĐTLT từ CĐ lên ĐH với 100 chỉ tiêu trong kỳ tuyển sinh năm 2006 dành cho những sinh viên đã tốt nghiệp hệ CĐ chính quy của học viện, tốt nghiệp sau 18 tháng đào tạo và được cấp bằng ĐH chính quy.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh có tuyển sinh ĐTLT đại học khối K với các ngành Kỹ thuật điện - điện tử, Điện khí hóa cung cấp điện, Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực và Công nghệ cắt may với thí sinh có bằng THCN, trung học nghề phù hợp với ngành dự thi, hoặc có bằng tú tài đồng thời bằng nghề bậc 3/7 phù hợp ngành dự thi.
Học sinh tốt nghiệp THCN chính quy tại Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (trước là Trường CĐ Công nghiệp IV) được tham gia dự tuyển chương trình ĐTLT từ THCN lên CĐ, đào tạo trong 18 tháng, tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân CĐ hệ chính quy.
CĐ Du lịch Hà Nội (150 CT), CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Hạ Long (200 CT), CĐ Xây dựng số 1 (150 CT), CĐ Tài chính - Kế toán 1 (200 CT), CĐ Kỹ thuật mỏ (200 CT), CĐ Hóa chất (100 CT), CĐ Giao thông vận tải (200 CT), CĐ Công nghiệp Hà Nội (200 CT), CĐ Phát thanh - Truyền hình (150 CT)... Hầu hết các trường được ĐTLT từ bậc THCN lên CĐ; Trường ĐH Xây dựng Hà Nội và Học viện Ngân hàng được ĐTLT từ bậc CĐ lên ĐH. Trường ĐH bán công Tôn Đức Thắng và ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên được ĐTLT từ THCN lên ĐH.
Theo quy định về ĐTLT của Bộ GD-ĐT, đối tượng được dự tuyển chương trình ĐTLT là những người đã tốt nghiệp chính quy ngành nghề tương ứng với ngành dự thi. Người tốt nghiệp loại khá giỏi sẽ được dự tuyển sinh ĐTLT ngay sau khi tốt nghiệp, tốt nghiệp loại trung bình phải có kinh nghiệm làm việc gắn với chuyên môn đã được đào tạo từ 2 năm trở lên mới được dự thi. Những người tốt nghiệp khá, giỏi được cộng điểm ưu tiên vào kết quả thi tuyển sinh (khá, cộng 1 điểm, giỏi cộng 2 điểm), thi một môn cơ sở và một môn chuyên ngành.
Bài liên quan:
|