Gặp cụ, trò chuyện với cụ tôi thấy mình sao quá nhỏ bé. 90 tuổi, 35 năm âm thầm làm người “đưa đò” cho cả nghìn cô bé, cậu bé nhà nghèo có được chữ viết, kiến thức làm “hành trang” vào đời nhưng cụ chưa bao giờ mơ ước điều gì cho riêng mình. | ||||||||
Cụ là Bùi Văn Huyên, ở thôn Thái Bình, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội, người đã gặp chủ tịch Tôn Đức Thắng, tổng bí thư Đỗ Mười rồi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, mà những tâm nguyện trong cụ vẫn chưa nguôi ngoai…
Đây là đôi dòng tâm sự của cụ ghi trong cuốn Dự biên chữ viết Việt Nam: “Năm 1941, tôi từ quê sinh thôn Y Na - xã Kinh Bắc - Bắc Ninh đi làm giáo viên trường làng tại làng Văn Phong, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1942, tôi được cụ Hoàng Ngọc Phách (Song Ca - tác giả Tố Tâm) là Hội trưởng chi nhánh “Truyền bá quốc ngữ” Bắc Ninh giúp đỡ mở lớp học “Truyền bá quốc ngữ” tại Văn Phong để tôi được trực tiếp dạy chữ cho người lớn. Từ công việc này, tôi thấy bộ chữ quốc ngữ có nhiều phần chưa hợp lý. Năm 1965, tôi nhận quyết định nghỉ hưu non bởi bị bệnh đục thủy tinh thể mắt tại xã Tân Cương huyện Đồng Hỷ. Nghỉ hưu nhà nước thì tôi tham gia công tác Tuyên giáo địa phương, xây dựng phong trào dạy xóa mù và bổ túc văn hóa, trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo giáo viên. Sau khi chữa bệnh mắt, thị lực chỉ còn 2/10, tôi chuyên sinh hoạt về quê vợ ở thôn Thái Bình, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây năm 1973. Về đây, tôi mở lớp học xóa mù và nâng cao sau xóa mù không lấy thù lao với ý nghĩ để được góp phần xây dựng quê hương mới và tiếp tục tìm hiểu thêm về chữ quốc ngữ, để tạo điều kiện tìm hiểu thêm về chữ quốc ngữ.
Cả hai bản lần đầu và lần viết lại đều được Ban Khoa giáo Việt Nam nghiên cứu và công nhận là công trình khoa học đồng thời chuyển sang Viện Ngôn ngữ Việt Nam nghiên cứu và lưu trữ" (Ký tên: Bùi Văn Huyên, tức Tuấn Dũng) Theo cụ, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ có 30 chữ, gồm 12 nguyên âm, 18 phụ âm đơn, 8 phụ âm ghép và 5 dấu giọng. Công trình đã thống kê các cách ghép chữ. Những chữ nào có thể ghép được với nhau, chữ nào không. Bản dự thảo đã gửi lâu rồi, cũng được khen, đánh giá là “Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu, bổ sung cho chữ quốc ngữ Việt Nam”. Nhưng chính cụ cũng không biết bao giờ công trình “tâm huyết cả đời” của mình mới được triển khai đến các trường lớp ở Việt Nam. Dẫu vậy cụ vẫn say sưa kể cho tôi nghe về câu chuyện đời mình; như thể ngày mai thôi, cụ sẽ không còn nhiều cơ hội để nói nữa… Dáng cụ gầy, tay cụ run run, mắt đã mờ song giọng nói vẫn còn “mạnh”, còn vang lắm. Đi xin làm thầy và hai lần quyên sinh không thành Năm lên 17, vì sợ phải cưới vợ nên cụ bỏ nhà, xin dạy cho nhà phú nông kiếm bát cơm cho “qua ngày đoạn tháng”. Sáu năm học ở lớp 1, tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học Pháp - Việt cộng với “bộ quần áo chỉnh tề được bà cô mua chuẩn bị cho cậu cháu chuyện cưới hỏi” là tất cả tư trang cho cuộc hành trình ấy.
“Người ta thấy mình ăn mặc chỉnh tề, ăn nói lễ phép, lại xin làm thầy dạy học cho con mình chắc chẳng ai lỡ đuổi mình đâu. Tôi nghĩ thế. May là số lần bị khước từ ít hơn nhiều so với những cái gật đầu đồng ý. Nhưng nhà có điều kiện thì không trọng sự học, người muốn được học thì không nuôi nổi thầy. Cứ đường bên phải mà đi, gần một năm tôi đi hết từ Bắc Ninh, Bắc Giang rồi Sơn Tây. Khi đến Tông (Hà Tây cũ) tôi vào tiệm cắt may cho người tây, tên tiếng Pháp là Tia sáng, rồi được họ nhận thử vào làm việc giao dịch của tiệm may với người Pháp. Tôi làm được hơn một tháng. Sáu hôm nữa là Tết, họ đưa cho tôi ít tiền toàn năm xu, một hào bảo cậu cầm về quê ăn Tế, sau bảo người thân đến đây xin hoặc không thì bảo nhà viết cho cái giấy cam kết đem đến đây tôi cho vào học. Nhưng mà nào ai dám. Tôi nghĩ đến cậu bạn Thái ở Gia Bình, Bắc Ninh. Mình đến đấy rồi nhờ hắn viết cho cái giấy là xong. Đi đường đến gần trưa tôi vào một quán ăn. Ăn xong đi rồi bị trấn lột hết quần áo, tiền chỗ cầu Phùng. Đứng trên cầu tôi nghĩ chỉ có cách nhảy sông mà chết chứ giờ thì còn mặt nào mà về quê nữa. Định đã thế nhưng tôi chợt nghĩ đến mẹ tôi. Nhà chỉ có tôi và người em gái mình mà chết thì nhà coi như hết người tuyệt đường giống nòi. Tôi hít một hơi thật sâu, vận động người cho ấm lên rồi đi bộ về đến nhà cậu bạn. Về đến đoạn sông bên kia là làng, quê Thái trời đã tối mịt mù. May mà anh lái đò thương tôi chở cho qua sông miễn phí. Lại nữa, mình chỉ biết nhà bạn ở đây chứ cụ thể nhà nào đâu? Thế là cứ gọi to trong đêm như thế hồi lâu. Khi tìm được nhà đó chắc phải một hai giờ đêm rồi. Thái lấy áo quần để tôi mặc. Mẹ cậu thì lật đật đi nhóm củi để tôi sưởi ấm và nấu nồi cháo nóng cho tôi ăn cho ấm bụng. Mùng 4 Tết, Thái khuyên tôi: “Bà tớ có thân với sư cụ trong làng. Cậu vào đó ở tạm nói dối là đi tu còn tài liệu học thi lên diplôm (tốt nghiệp bậc thành chung) tớ sẽ gửi cho. Khi nào có đợt thi tớ sẽ báo cho”. Vậy mà mình cũng “hớ hênh” nghe Thái tu ở đó được một năm. Lần quyên sinh thứ nhất là vị cụ buồn chán, tủi cho số phận. Còn quyết định quyên sinh lần thứ hai theo lời cụ thì: “Mình không hề bi quan, chán chường vì đã có lời dạy của Bác Tôn (chủ tịch nước Tôn Đức Thắng - PV) rồi mà”.
Đơn giản là vì năm 1965 mắt mình đục thủy tinh thể nhìn kém quá. Mình viết thư hỏi thì nhận được thư của bác Tôn nói: “Chú nên làm việc gì không dùng nhiều đến sức mắt nữa khó khăn thì làm anh bảo vệ cũng được. Sau này sẽ có chế độ của nhà nước đãi ngộ cho những người như chú”. Về sau mắt hỏng quá tôi chuyển về quê sinh ở Kinh Bắc, Bắc Ninh đến năm 1968 tôi được ưu tiên đi mổ mắt ở Bệnh viên trung ương lúc này đã sơ tán đến Bắc Giang rồi. Mỗi mắt mổ xong họ cho tôi một viên thuốc ngủ. Tôi không uống, giấu hai viên thuốc ngủ đi định nếu mù hẳn thì khổ quá mà ở với em nào thì cũng khổ cho cả em ấy. Hai viên thuốc ngủ với chai giấm thanh, thế là hết. Sau khi về quê thăm họ hàng tôi sẽ ra khu mả sau làng quyên sinh lần hai. Vậy mà lại thành công. Tôi bỏ quê huơng lên đồi Soi Mít, sau nhà nước xây hồ Núi Cốc, phát đất trồng chè. Gần một mẫu đồi hoang ở đây còn bỏ không sau cái chết của anh xẻ gỗ bị cây đập vào người chết tươi. Đã hai lần chết hụt lại cộng thêm lý tưởng của Đảng tôi chẳng sợ gì mấy cái chuyện ấy nữa rồi. Sống một mình trong túp lều nhỏ, sáng mặt trời chiếu bên này thì tôi tránh sang đằng kia, chiều cũng thế cho khỏi chói mắt, cứ tìm chỗ thấp mà trồng chè trè. Đến 1973 tôi gặp và lấy bà ấy (Phạm Thị Phu). Cưới hỏi xong, tôi bán đồi chè về quê vợ ở Ba Vì như bây giờ đây. Cũng không dám về quê vì mình lúc đó chỉ có 38 đồng bạc lương với 3 cân gạo lại thêm chuyện cưới vợ nữa. Khó xử lắm. Còn bố và bà mẹ kế vẫn thương và muốn mình về quê. Và cũng từ đây, cụ bắt đầu cái tâm nguyện cũng là niềm đam mê suốt cuộc đời mình đó là được dạy học, truyền con chữ, cách đối nhân xử thế ở đời cho lũ học trò nghèo nơi đây.
|
▪ Việt Nam đang giáo dục... ngược? (03/12/2008)
▪ Giảng đường "gà công nghiệp"? (03/12/2008)
▪ Khi giáo viên ra chợ tiếp thị trường mình (03/12/2008)
▪ Nghiên cứu khoa học: Cần cả số lượng và chất lượng (02/12/2008)
▪ Giảng viên ĐH “chạy sô” như ca sĩ (02/12/2008)
▪ Học chung với…siêu quậy (02/12/2008)
▪ Học sinh dối trá, lừa bịp, ăn trộm nhưng...vẫn ngoan? (01/12/2008)
▪ Kết luận 11 nội dung tố cáo của thầy Khoa (01/12/2008)
▪ Trường dạy nghề ở Việt Nam cần được nâng cấp (01/12/2008)
▪ Để thành công: Kiến thức chỉ chiếm 25% (01/12/2008)