Kết quả một cuộc khảo sát quy mô lớn gần đây cho thấy, 30% số học sinh trung học Mỹ từng ăn trộm hàng hóa ở siêu thị, 64% gian lận trong kỳ thi. Kèm theo đó là nhận xét người Mỹ quá thờ ơ với các tiêu chuẩn đạo đức. Thế hệ này hư hơn thế hệ trước? Các nhà giáo dục có phản hồi với cuộc khảo sát trên đã nghi ngờ các nhận xét được đưa ra rằng ngày nay học sinh không trung thực bằng thế hệ trước. Tuy nhiên, có vài người lại nhất trí rằng sức ép lớn khiến không ít học sinh có những hành động sai lầm. "Cạnh tranh nhiều hơn nên sức ép với lũ trẻ cũng tăng vọt", Mel Riddle thuộc Hội các Hiệu trưởng trường phổ thông quốc gia nói. "Các em có nhiều cơ hội để gian lận hơn so với thế hệ trước. Sự cám dỗ lớn hơn". Viện Josephson - viện chuyên nghiên cứu về đạo đức đặt tại Los Angeles, đã tiến hành khảo sát với 29.790 học sinh tại 100 trường trung học được lựa chọn ngẫu nhiên trên toàn quốc, cả trường công và trường tư. Bản khảo sát được phát cho các học sinh trong lớp học, danh tính người tham gia được giữ bí mật. Michael Josephson, Chủ tịch kiêm người sáng lập viện này cho hay, ông cảm thấy suy sụp trước những thông tin về các vụ trộm cắp. Kết quả khảo sát cho thấy, 35% nam sinh, 26% nữ sinh và tổng số cả nam và nữ là 30%, thừa nhận đã từng trộm đồ trong siêu thị hồi năm ngoái. 1/5 số học sinh nói, từng trộm đồ của bạn bè, 23% cho biết, từng trộm đồ của bố mẹ hoặc người thân. Cuộc khảo sát vừa qua cũng cho thấy: - Gian lận ở trường học xảy ra tràn lan và ngày càng tệ hơn. 64% số học sinh gian lận trong các kỳ thi hồi năm 2007 và 38% số học sinh nói làm như vậy từ 2 lần trở lên. So với khảo sát năm 2006, số học sinh gian lận tăng lần lượt là 60% và 35%. - 36% số học sinh cho hay đã dùng Internet để ăn cắp ý tưởng cho bài viết, tăng từ 33% hồi năm 2004. - 42% học sinh nói, đôi khi nói dối để tiết kiệm tiền. Trong số này có 49% là nam sinh và 36% là nữ sinh. Bất chấp những thông tin trên, 93% học sinh cho biết hài lòng với đạo đức và tính cách của mình, 77% số học sinh quả quyết: "khi cần biết phải làm gì đúng đắn, tôi còn tốt hơn khối người tôi biết". Đạo đức xã hội xuống cấp Nijmie Dzurinko, giám đốc điều hành hội học sinh Philadenphia cho hay, những thông tin trên không phản ánh hết thế giới bên trong của học sinh. "Nhiều người muốn đổ lỗi về các vấn đề xã hội lên học sinh trong khi không biết rằng học sinh không có quyền quyết định về cái gì sẽ xảy ra trong xã hội. Các em rất dễ trở thành những người giơ đầu chịu báng", Dzurinko, 32 tuổi cho hay. Peter Anderson, hiệu trưởng trường trung học Andover tại Andover, Massachusettes nhận xét: "Thế hệ ngày nay đang có một cuộc sống bận rộn tới khó tin, nào thì các câu lạc bộ, tham gia thể thao, những công việc ngoài giờ....". Ông Riddle, người đã có 40 năm làm giáo viên và hiệu trưởng ở bắc Virginia cũng tán thành và cho rằng, sức ép lớn dẫn tới việc gian lận nhiều hơn. "Chúng ta phải tạo ra những tình huống mà tại đó các em dễ làm những việc tốt. Chúng ta cần tạo ra các lớp học mà ở đó việc học quan trọng hơn là có những câu trả lời đúng". Tại Long Island, một liên minh các giám thị và hiệu trưởng vừa khởi xướng một chiến dịch nhằm thu hút sự chú ý về các vấn đề liêm chính trong giáo dục và phá vỡ nạn đạo văn và gian lận. Roberta Gerold, một giám thị và là một lãnh đạo chiến dịch cho hay, các bậc phụ huynh và giáo viên trường học cần sốt sắng hơn, ví dụ, nhấn mạnh cho học sinh biết sự khác nhau giữa những bài viết thật sự và vay mượn. Theo ông Josephson, hầu hết người Mỹ hiện nay không chú ý tới những thiếu sót về mặt đạo đức trong giới trẻ lẫn trong xã hội. Tuy nhiên, ông này lập luận rằng giới trẻ không phải thiếu trung thực hơn những người của thế hệ trước. "Cuối cùng, vấn đề ở đây không phải là liệu mọi việc có tồi tệ hơn không mà là liệu mọi việc có đủ tệ để huy động sự quan tâm lẫn hành động hay không. Điều mà chúng ta cần biết từ kết quả khảo sát rằng cơ sở hạ tầng về đạo đức đang suy yếu và cần thiết phải sửa chữa. Bây giờ không phải là lúc than vãn mà cần có những hành động tích cực".
|
▪ Kết luận 11 nội dung tố cáo của thầy Khoa (01/12/2008)
▪ Trường dạy nghề ở Việt Nam cần được nâng cấp (01/12/2008)
▪ Để thành công: Kiến thức chỉ chiếm 25% (01/12/2008)
▪ Teen du học và 'tiền viện trợ' (01/12/2008)
▪ Thương cho roi cho vọt? (29/11/2008)
▪ Chủ trương bỏ thi cao đẳng năm 2009: Hẹp cửa thi, thêm cơ hội xét tuyển (29/11/2008)
▪ “Nuôi chữ” đổi đời (29/11/2008)
▪ Giáo dục ngoài công lập giải quyết 3 vấn đề: Để khai thông nguồn lực đầu tư (29/11/2008)
▪ Thầy giáo thiếu thực tế, sinh viên ra trường lớ ngớ! (28/11/2008)
▪ Dạy trẻ kiểu bạt tai, nhéo bụng, văng tục (28/11/2008)