Cần trường tư thục Nhưng cách thi và cách chấm điểm bấy lâu nay đã phải là cách làm tối ưu trong lựa chọn học sinh đại học chưa? Còn đề thi có phù hợp với các khả năng tư duy khác nhau không? Hệ thống đề thi, cách thi tuyển hằng năm tác động khá lớn vào cách học và mục đích học của học sinh và vì vậy tác động không nhỏ vào việc thu nhận kiến thức và cách nhận thức của học sinh, xét cả mặt tiêu cực lẫn tích cực của nó. Đáng tiếc, xã hội và ngành giáo dục nghiêng sự quan tâm vào mỗi một mặt là sách giáo khoa. Không ít học sinh khá, giỏi bị lâm vào hoàn cảnh "học tài thi phận" và cũng không ít người phải thi nhiều lần mới đỗ, nhưng khi đỗ và ra làm việc lại tốt hơn nhiều người thi đỗ đại học dễ dàng. Điều đó mặc dù không mang tính phổ biến, nhưng nó cũng biểu hiện chuyện thi cử là có vấn đề. Và nữa, cái cách đánh giá trong quá trình học tập của ta bấy lâu nay vẫn chưa bảo đảm rằng phản ánh đúng khả năng và cách học để phát hiện đúng năng lực của học sinh. Hệ thống trường tư thục cũng góp phần chống độc quyền về giáo dục - một nguyên nhân của sự trì trệ. Và cũng cần biết rằng, rất nhiều danh nhân trong lịch sử đều xuất thân từ "trường tư thục". Vậy nên, mở cửa cho các trường tư thục bên cạnh hệ thống trường công lập là tất yếu của xã hội phát triển hoặc xã hội muốn phát triển. |
▪ Nữ sinh gốc Việt nhận học bổng của Quốc hội Mỹ (09/04/2006)
▪ Khoá học dạy giải quyết xung đột (09/04/2006)
▪ Tuyển sinh lớp 10: Không có kẽ hở cho tiêu cực? (10/04/2006)
▪ "Chờ tàu" ở giảng đường (10/04/2006)
▪ Hà Nội sẽ kết hợp thi với xét tuyển vào lớp 10 (07/04/2006)
▪ Kinh hoàng hồ sơ dự thi đại học 'ảo' (07/04/2006)
▪ Giáo dục châu Âu đang tụt lại phía sau (07/04/2006)
▪ SV nhốt giáo sư để đòi quyền lợi (07/04/2006)
▪ Quy chế công nhận tốt nghiệp THCS năm 2006 (05/04/2006)
▪ Một trường THPT bị cháy (05/04/2006)