Châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức, đang tụt lại sau trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong cuộc cạnh tranh gay gắt với châu Á. Đó là kết quả cuộc nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), từ đó đưa ra cảnh báo châu Âu cần cách mạng hoá trường phổ thông và đại học nhằm cưỡng lại xu hướng đó.
![]() |
Phần Lan là một hiện tượng giáo dục tại châu Âu. |
“Cái thời mà châu Âu cạnh tranh hầu hết với các nước có lao động tay nghề thấp và lương thấp đã qua. Ngày nay, những nước như Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt đầu có đội ngũ lao động tay nghề cao với chi phí thấp” – Schleider, trưởng nhóm nghiên cứu nhận xét – “Đây là sự thay đổi căn bản luật lệ của cuộc chơi”. Schleider cho rằng tăng ngân sách cho giáo dục, đặc biệt là ở trung học và các bậc học sau phổ thông, sẽ mang lại lợi ích kinh tế giúp tránh lạm phát không chỉ cho các nước đơn lẻ mà cho cả châu Âu.
Schleicher lấy ví dụ “phép mầu” Hàn Quốc, vào những năm 1960, nước này có tỉ lệ thu nhập thấp hơn tất cả các nước Nam Mỹ nhưng nay có tỉ lệ giáo dục cao nhất khối các nước công nghiệp hoá – 97% trong số những người trong độ tuổi 25-34.
Trong khi đó, hầu hết các nền kinh tế châu Âu lớn, gồm Anh, Pháp và Italy đang vật lộn để giữ vững được thứ hạng, Đức thậm chí còn tụt hạng. “Pháp và Đức, nắm giữ 35% trong nền kinh tế 11,6 nghìn tỉ USD của Liên minh châu Âu không nằm trong tốp những quyền lực hàng đầu thế giới về phát triển kiến thức và kĩ năng” – nghiên cứu chỉ rõ.
Những bài học cũng có thể được rút ra ngay từ phương Bắc châu Âu. Phần Lan vọt lên đầu bảng cuộc nghiên cứu PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) sau khi tiến hành cải cách căn bản hệ thống giáo dục.
Những chê bai nhiều nhất tập trung vào hệ thống giáo dục Đức, Pháp và Italy với sự phân loại học sinh không hợp lí và tước đi cơ hội bộc lộ tài năng của nhiều học sinh.
Nó thể hiện sự bất bình đẳng trong giáo dục. “Những người châu Âu thuộc tầng lớp khó khăn về kinh tế xã hội không nhận được cơ hội giáo dục tương tự như trẻ thuộc gia đình thượng và trung lưu” – nghiên cứu chỉ trích – “Tại nhiều nước, có bằng chứng cho thấy nhiều trường học châu Âu vẫn duy trì sự bất bình đẳng kinh tế xã hội”. Chẳng hạn như Đức một mình một kiểu phân trẻ em theo những con đường học vấn và nghề nghiệp ngay khi trẻ mới 10 tuổi. Những trẻ thuộc gia đình “cổ cồn trắng” có cơ hội cao hơn 4 lần học tiếp lên bậc đại học.
Để chuyển đổi được hiện trạng giáo dục châu Âu, nghiên cứu đưa ra các giải pháp chính: Các nước phải lập một mạng lưới các cơ sở đào tạo chất lượng cao miễn phí để đào tạo nhân tài; tạo thêm nhiều cơ hội tuyển sinh vào những trường công và tư có chất lượng cao; các trường đại học phải gắn chặt với các chiến lược kinh tế của các tập đoàn kinh tế hơn là chỉ thuần tuý cung cấp học vấn…
Thanh Anh (Theo AFP/Giáo dục Thời đại)
▪ SV nhốt giáo sư để đòi quyền lợi (07/04/2006)
▪ Quy chế công nhận tốt nghiệp THCS năm 2006 (05/04/2006)
▪ Một trường THPT bị cháy (05/04/2006)
▪ Quán, Quán và Quán... (04/04/2006)
▪ Hiệu trưởng đánh giáo viên (04/04/2006)
▪ Khai giảng năm học 12 rưỡi (05/04/2006)
▪ Đào tạo giáo viên theo kiểu mới (03/04/2006)
▪ Muốn thi Nhạc viện? (04/04/2006)
▪ Các trường đào tạo liên thông (03/04/2006)
▪ 30 ngành học mới trong mùa tuyển sinh 2006 (03/04/2006)