Các du HS đã đổi visa SV thành giấp phép lao động. Bộ trưởng Y tế Malaysia Chua Soi Lek đã phát hiện được điều này trong chuyến thăm du học sinh tại 2 trường ĐH ở Ireland…
SV trường Vật lý Trị liệu thuộc Royal College of Surgeons of Ireland |
Bộ trưởng Y tế Malaysia Chua Soi Lek vừa đến thăm 2 trường ĐH ở Ireland (ĐH Phẫu thuật Hoàng gia Ireland (Royal College of Surgeons of Ireland) và University College Ireland), gặp gỡ khoảng 500 SV Malaysia học y khoa tại đây.
Khi ông Chua hỏi lý do không muốn trở về, những SV này cho biết, nếu chỉ làm việc thế chỗ tạm thời, họ cũng đã có thể kiếm được số tiền khá khẩm (khoảng 300 – 400 EURO/ngày, tương đương 1.327 – 1.770 ringit-RM).
Họ rất thất vọng khi biết rằng một bác sỹ làm cho bệnh viện công ở Malaysia chỉ kiếm được 3.000 RM/tháng.
Theo tờ New Sunday Times, khoảng 100 SV Malaysia đã học xong bằng y khoa cơ bản ở Ireland đã ở lại nước này làm công việc thế chỗ. Đáng chú ý là nhiều người trong số này đã đi học theo diện học bổng của Quỹ Giáo dục Mara. Học y khoa ở Ireland mất khoảng 600.000 – 1.000.000 RM.
Những SV tốt nghiệp bằng y khoa cơ bản và hiện đang thực tập (kể cả những người du học theo diện học bổng) đã đổi visa SV thành giấy phép lao động và tiếp tục ở lại Ireland làm việc mặc dù họ phải hoặc là trở về nước hoặc phải học tiếp chương trình sau ĐH.
Vấn đề này đã được đưa ra bàn bạc trong cuộc họp chính phủ Malaysia ngày 09/11 vừa qua. Chính phủ đã thúc giục Quỹ Giáo dục Mara và sở dịch vụ công theo dõi những SV chưa trả khoản vay du học.
Tuy vậy, ông Rosli Mat Hassan, chủ tịch quỹ Giáo dục Mara khẳng định rằng, không có SV nào của Mara phá vỡ cam kết về học bổng.
Hiện nay, hơn 300 SV của Mara theo học tại Ireland. Văn phòng Mara tại London quản lý sát sao số SV này và đảm bảo rằng sẽ “đặt trước chỗ” cho du học sinh khi họ kết thúc khóa học và trở về nước. Mara rất nghiêm túc thực hiện việc này. Với những cử nhân muốn học bằng thạc sỹ, Mara cho phép họ học tiếp mặc dù họ chưa hoàn thành cam kết sẽ về nước làm việc.
Song, ông Hassan cũng cho biết, nhiều bác sỹ trong nước đã tìm đường sang Australia, Singapore, Ireland và các nước khác có mức lương và ưu đãi tốt hơn.
Ông Hassan đề xuất rằng chính phủ cần cần có một kế hoạch hành động phù hợp trước tình trạng chảy máu chất xám này.
"Tài chính không phải là yếu tố duy nhất khiến cử nhân y khoa Malaysia bỏ sang nước khác. Những người có bằng tiến sỹ thường sang nước ngoài bởi vì trong nước thiếu các phương tiện và thiết bị hiện đại.”
Minh Thương (tổng hợp)
▪ Tuyên dương học sinh đoạt giải các kỳ Olympic quốc tế (11/11/2005)
▪ Học bổng trường Nghệ thuật LASALLE-SIA Singapore (11/11/2005)
▪ Thưởng 219 triệu đồng cho HS đạt giải quốc tế (11/11/2005)
▪ Nhật ký giáo viên (11/11/2005)
▪ Trao 94 suất học bổng "Phát triển nguồn nhân lực VN - Nhật Bản" (11/11/2005)
▪ Làn sóng du học sinh “nhí” (10/11/2005)
▪ Từ 14-18/11: Tuần giáo dục Quốc tế ở Hà Nội (10/11/2005)
▪ Cậu bé sở hữu 29 giải thưởng sáng tạo (10/11/2005)
▪ Xây miếu thờ trong trường học (10/11/2005)
▪ Học bổng cao học về phim tại Mỹ (11/11/2005)