(VietNamNet) - Trong khi trường ĐH ngoài công lập tuyển sinh bị "gò bó" bởi chỉ tiêu, điểm sàn, thì trường ĐH Quốc tế khá "rộng" ở đầu vào: chỉ xét tuyển. Với cách thức như vậy, cùng với mác "trường quốc tế", nguy cơ bị giành "thị phần giáo dục" của các trường ĐH ngoài công lập Việt Nam không phải là chuyện xa vời.
Quảng Nam, Đồng Nai "nhập khẩu" trường ĐH Quốc tế
Một dự án thành lập trường ĐHDL Quốc tế ở Đồng Nai đã ra đời sau hơn năm năm “thai nghén”. Trường sẽ được đặt tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích 120ha. Vị trí trên được đánh giá là rất thuận lợi vì tiếp giáp với các khu trung tâm của vùng động lực phát triển kinh tế phía Nam như: Biên Hòa, Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu, đặc biệt là TP.HCM. Mô hình đào tạo của trường tập trung vào ba hệ chính: ĐH, sau ĐH và công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp.
Trường sẽ ưu tiên phát triển sáu khoa trọng điểm: doanh nghiệp và quản lý; y tế và khoa học đời sống; công nghệ sáng tạo; kỹ thuật công trình và môi trường; khoa học xã hội và nghệ thuật; ngôn ngữ học. Các ngành học trên gắn với 22 trung tâm nghiên cứu chất lượng cao. Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu các Bệnh nhiệt đới, Văn hóa-Danh nhân Việt Nam, ngôn ngữ Việt dự kiến sẽ thu hút đông sinh viên (SV) quốc tế bởi mang tính đặc thù riêng.
Theo ông Trần Luân Kim, phó chủ tịch Hội đồng sáng lập trường, chi phí học tại đây dự kiến ở vào mức thấp nhất thế giới. Đối với SV Việt Nam, sẽ có chế độ học phí ưu tiên.Tuy chưa đưa ra con số chính xác nhưng được biết tại Malaysia, nước hiện có chi phí đào tạo thuộc loại thấp nhất thế giới, cũng vào khoảng 4000-5000 USD/SV/năm.
Sau khi được cấp phép, trường sẽ mất khoảng tám năm để hoàn thiện cơ sở vật chất. Tuy nhiên, đó mới chỉ là dự định vì cho đến nay, việc thành lập trường vẫn chưa được Chính phủ chính thức phê duyệt. Bên cạnh đó, việc xem xét cấp 120ha đất để mở trường tại khu công nghiệp lớn của tỉnh như Nhơn Trạch cũng chưa ngã ngũ.
Tỉnh Quảng Nam cũng đã thống nhất dành 25ha đất tại Hội An để xây dựng trường ĐH Quốc tế Hội An.
Theo GS Trần Văn Thọ, GS trường ĐH Wasaka (Nhật Bản), thành viên Ban vận động thành lập trường, ĐH Quốc tế Hội An hướng đến mục tiêu đạt các tiêu chuẩn của một trường ĐH tiên tiến trên thế giới.
Trường sẽ có ba Khoa: Văn hoá quốc tế tổng hợp, Kinh tế du lịch, và Kinh tế kinh doanh quốc tế; ba viện nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Phát triển miền Trung-Tây nguyên, Viện Nghiên cứu Đô thị cổ và Viện Nghiên cứu Xuyên Á. Ngoài ra, sẽ có một Hội quán giao lưu văn hoá Hội An làm nơi cho các giáo sư được mời thỉnh giảng đến ở. Phần còn lại để kinh doanh du lịch đối với khách thuộc giới trí thức, và là nơi tổ chức các sinh hoạt giao lưu văn hoá, hội thảo khoa học…
GS Thọ cho hay: Chất lượng SV thi vào sẽ rất cao và phần thi về tiếng Anh, tiếng Việt là các môn bắt buộc. GS Thọ hy vọng: Nếu mọi việc suôn sẻ, trường này sẽ tuyển sinh vào năm 2006.
Lợi thế "mác ngoại" và tuyển sinh không chỉ tiêu
Trong cuộc đua "nhập khẩu" trường ĐH vào Việt Nam, với sự vận động hành lang khá tốt, ĐH RMIT (Úc) đã trở thành trường ĐH quốc tế đầu tiên ở nước ta. Cùng thời điểm và ý đồ với RMIT, tuy "chậm chân" hơn một chút, trường ĐH Swinburn cũng của Úc (được biết đến với vai trò là nơi tiếp nhận các thí sinh đạt giải vô địch của cuộc thi đường lên đỉnh Olympia mấy năm gần đây) đến nay cũng đã kịp mở chi nhánh đầu tiên tại TP.HCM hồi tháng 10 năm 2004.
GS Robert Snow – phó tổng giám đốc phụ trách đào tạo trường ĐH RMIT Việt Nam: Chúng tôi đem đến Việt Nam bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới. Khó khăn đầu tiên phải đối mặt: do mình là người đầu tiên nên làm việc gì cũng khó vì có một mình. Hơn nữa, tiền học phí cao hơn bất cứ trường ĐH nào ở Việt Nam. Vì là trường ĐH duy nhất nên không có các đối thủ hoạt động tại đây. Nếu có nhiều đối thủ hoạt động ở đây, có thể thấy học phí của trường không đắt. SV bị giới hạn bởi khả năng tài chính của cha mẹ. Nếu học phí của trường bằng Việt Nam, tôi chắc chắn SV sẽ rất đông. Đó là những điều chúng tôi khám phá được khi cho học bổng. Học sinh rất thích học ở đây, song họ muốn học nhưng không có khả bằng tài chính. |
Trước mỗi kỳ tuyển sinh, nhân viên tuyển sinh của trường ĐH RMIT Việt Nam tới từng trường THPT, gặp từng học sinh hoặc phụ huynh có tiềm năng để quảng bá. Trường không tổ chức thi mà xét tuyển.
Các tiêu chuẩn để xét tuyển như học viên phải giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh và đạt được các mức điểm TOEFL, IELTS nhất định có vẻ hơi "rét" với phần đông những thí sinh trượt ĐH công lập. Thế nhưng các điểm yếu đó sẽ được bổ sung bằng lớp "dự bị ĐH' để trau dồi kỹ năng tiếng Anh và các kiến thức khác trước khi xét tiếp học cử nhân. (Ở đây cần phải nói thêm: Mùa tuyển sinh 2004, do không thể nào tuyển đủ thí sinh có mức điểm sàn 14 trở lên, trường ĐHDL Bình Dương đã phải nghĩ ra cách: tuyển thí sinh có điểm thấp hơn và cho "nợ" đầu vào, một kiểu "dự bị ĐH" để kéo cho đủ thí sinh - nguồn sống của nhà trường. Tất nhiên, chiếu theo quy chế hiện hành thì cách làm này là không hợp pháp.)
Nhanh nhạy với mác "quốc tế", ĐHQG TP.HCM đã mở thêm một trường ĐH thành viên cũng mang tên "quốc tế" và bắt đầu tuyển sinh năm 2004 theo hình thức thi tuyển. Không để "rớt" cơ hội và tiềm năng, ĐHQG Hà Nội cũng có ý đồ thành lập một trường ĐH thành viên tương tự. Năm ngoái, Khoa Quan hệ Quốc tế Việt-Nga của trường đã được nâng cấp thành Khoa Quốc tế, năm 2004 cũng tuyển sinh theo phương án xét tuyển và tuyển sinh khá muộn (tháng 10) so với đợt thi tuyển ĐH cả nước (tháng 7). Trước mắt, 155 SV đang học theo chương trình ĐH của Nga.
Ngoài thua "mác quốc tế", cũng còn một sự "lép vế" khác của các trường ĐH so với trường ĐH nước ngoài: Trong khi các trường ĐH quốc tế không bị ràng buộc về chỉ tiêu thì trường ĐH ngoài công lập vẫn bị "vướng" điều này. Do vậy, sự phấn đấu của các trường là phấn đấu để Bộ GD-ĐT cho chỉ tiêu tuyển sinh. Trong khi đó, một thứ cơ chế xin-cho chứ lại không phải là điều tiết của thị trường.
Hiệu trưởng một trường ĐH dân lập ở Hà Nội bày tỏ: Thực ra, "thị phần" của mình vẫn còn. Mức học phí của các trường ĐH quốc tế, thấp nhất như ở ĐH Quốc tế của TP.HCM đã là 2.400 USD/năm, không phải gia đình nào cũng "với" được; trong khi trường dân lập thu cao nhất cũng chỉ 5 triệu đồng/năm.
Trao đổi với chúng tôi, một thành viên trong Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập cho biết: Các trường ĐH ngoài công lập hiện đang rất lo lắng trước nguy cơ xuất hiện của các trường ĐH quốc tế. Năm 2008, khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, khả năng xuất hiện trường Mỹ với 100% vốn nước ngoài sẽ thành hiện thực. Hiện nay, một trường ĐH kiểu như vậy đang được xúc tiến thủ tục để mở tại TP.HCM.
Nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Hồng Quân, hiện là Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập Việt Nam, cho hay: Nếu không phấn đấu để có trường ĐH mạnh, tập đoàn ĐH mạnh thì thị trường này nước khác nhảy vào. Hy vọng các cơ quan quản lý sớm thấy điều này để hỗ trợ tối đa cho “đội nhà”. Trước mắt , xin đừng quá trì trệ, vô hình chung dành “thị phần giáo dục” cho thiên hạ.
Hạ Anh - Phúc Vân
(VietNamNet) - Cách đây vài năm, học sinh người Việt ở Hà Nội muốn vô trường Tây phải "học chui" thì ở TP.HCM, hàng loạt trường mang danh quốc tế liên tiếp được mở, từ tiểu học tới ĐH.
Nên "sòng phẳng" với trường ngoài công lập!
(VietNamNet) - Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục (XHHGD) và phi tập trung hoá trong quản lý là yêu cầu chiến lược, là xu thế tất yếu để thu hút nguồn lực, tạo ra bước phát triển đột phá của GD, làm cho “cung” thoả mãn “cầu”, tạo ra cục diện cạnh tranh Từ đó các cơ sở GD muốn tồn tại phải không ngừng nâng cao chất lượng. Ông Trần Hồng Quân đã cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet về hướng phát triển của trường ĐH NCL.
"Thương hiệu" trường ĐH ngoài công lập: viển vông hay cấp thiết?
(VietNamNet) - 6 năm nữa, sẽ có 40% sinh viên ĐH ngoài công lập (NCL). Lãnh đạo nhiều trường cho rằng, "thương hiệu" trường NCL thì phải xây dựng hàng trăm năm. Trong quy hoach mạng lưới các trường ĐH, CĐ của Chính phủ có ghi rõ: đến năm 2010, phấn đấu có 40% sinh viên NCL (hiện nay là 11,2%). Hiệu trưởng kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐHDL Hồng Bàng (TP.HCM) nhìn nhận: Nếu sau này Nhà nước tư thục hoá 50% các trường dân lập, tức là chứng minh được hệ thống tư thục phát huy được tác dụng của nó thì mới nói đến "thương hiệu". Vậy, vấn đề "thương hiệu trường ĐH ngoài công lập là chuyện viển vông hay cấp thiết"?
Đại học Úc bị cáo buộc giảm chất lượng!
Nhiều trưởng khoa cho rằng các ĐH Úc đang hạ chuẩn để giành thị phần, sẵn sàng nhận sinh viên tiếng Anh kém! Khi 15 sinh viên (SV) Malaysia quyết định cắt dán tài liệu lấy từ Internet vào các bài văn của họ vào cuối năm 2002, họ đã vô tình gây ra một loạt vụ việc làm hủy hoại danh tiếng của ngành đào tạo hải ngoại béo bở của Úc.
▪ Hà Nội: 488,5 tỉ đồng cho cơ sở vật chất năm học mới (08/09/2005)
▪ ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề (08/09/2005)
▪ Hà Nội: Trường THPT dân lập đầu tiên đạt chuẩn quốc gia (08/09/2005)
▪ Bỉ dành 75 học bổng cho SV Việt Nam (08/09/2005)
▪ Xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế bắt nguồn từ đâu? (08/09/2005)
▪ ĐH Monash, Úc cấp học bổng ngành giáo dục (07/09/2005)
▪ Học bổng 25-50% Trường Abbey Colleges (Anh) (07/09/2005)
▪ Gia Lai - Kontum: xét tuyển 150 chỉ tiêu vào ĐH Nông lâm TP.HCM (08/09/2005)
▪ Ninh Thuận: Tuyển dụng giáo viên cũng có chỉ tiêu… "ngầm" !? (08/09/2005)
▪ T.HCM: học sinh tiểu học không còn phải dự các kỳ thi cấp thành phố (08/09/2005)