Không thể bắt trẻ con không nói…tục!
- “Không nên đưa các tiêu chí quá cụ thể như “không chửi bậy” vì đặc điểm của trẻ là tập nhiễm, bắt chước. Người lớn có ai chưa khi nào nói bậy nên việc đưa vào là không phù hợp!” - PGS.TS Nguyễn Công Khanh (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) trả lời Vietnamnet.
Ứng xử phù hợp: con gái mặc váy, con trai mặc quần… đùi!
- “Hầu hết trẻ 3 tuổi đều có thể phân biệt đâu là con trai, đâu là con gái. Không nên đưa vào chuẩn quy định “trẻ có thể phân biệt trai - gái”, nếu có thì yêu cầu nhẹ hơn “có khả năng phân biệt được giới tính và ứng xử phù hợp với giới tính”. Ứng xử phù hợp là: con gái mặc váy, con trai mặc quần đùi…” - PGS.TS Nguyễn Công Khanh (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) trả lời Vietnamnet.
- “Chỉ số “Thể hiện sự thích thú với sách (tìm kiếm sách để xem, yêu cầu người khác đọc cho nghe, thích đọc theo người lớn, tham gia đọc sách với bạn)” là không tưởng. Ở nông thôn, vùng sâu, xa, làm gì có sách để tìm kiếm, lấy đâu ra người đọc cho bé?” - Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường mầm non Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) trả lời Vietnamnet.
Làn sóng đưa con đến lò luyện… chuẩn!
- “Trong giáo dục không nên có một công thức chung cho mọi đứa trẻ. Càng không nên đưa ra những chuẩn kiểu như “thích cái này hay thích cái khác”. Nếu chúng ta ép trẻ phải đạt được một chuẩn như chúng ta mong muốn, bắt trẻ phải yêu động vật, thích thiên nhiên, trong khi chúng không muốn thế, có nghĩa chúng ta đã bắt trẻ học cách đối phó, cách nói dối từ tấm bé. Bên cạnh đó biết đâu lại tạo ra một làn sóng từ các bậc cha mẹ đưa con vào các lò “luyện chuẩn” - TS Tâm lý Trương Bích Hà, trả lời Tuổi trẻ.
9 chỉ số "kỳ lạ" cho bé lên 5? 1. Nói được khả năng và sở thích của người khác 2. Biết thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh; 3. Nói được khả năng và sở thích của người khác; 4.Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (về sở thích, nhu cầu, những khiếm khuyết về cơ thể...); 5. Nhận ra sự không công bằng trong nhóm bạn và biết cách tạo lại sự công bằng. 6. Biết khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau (nói gây sự chú ý hoặc hỏi một câu); 7. Thể hiện cảm xúc (sờ, ngắm nhìn, ngạc nhiên, sung sướng…) trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sản phẩm tạo hình; 8. Nghe và cảm nhận được giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát / bản nhạc; 9. Biết điều chỉnh giọng nói (giọng điệu và tốc độ) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; (Theo Dự thảo Bộ chuẩn phát triển cho trẻ năm tuổi) |
▪ Toàn cảnh tuyển sinh vào ĐH Quốc gia TPHCM (12/02/2009)
▪ Phí tuyển sinh đại học có thể tăng lên 70.000 đồng (12/02/2009)
▪ Trẻ mầm non phải có khái niệm sơ đẳng về Toán (12/02/2009)
▪ Ngưu lang - Chức nữ thời nay - Em ở Trung, anh ở Bắc (12/02/2009)
▪ Hơn 700 học sinh và thầy cô bị “đầu độc” hàng ngày (11/02/2009)
▪ Cần một “bước ngoặt” phát triển đại học (11/02/2009)
▪ Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009: Đảo hướng chọn ngành nghề (11/02/2009)
▪ Những điều cần biết khi dự thi khối các trường Quân đội (11/02/2009)
▪ Một thôn có 2 sinh viên học Harvard (11/02/2009)
▪ Hoa Kỳ tiếp tục ưu tiên visa với du học sinh VN (11/02/2009)