TT - Đoàn thực tập sinh chúng tôi gồm hơn 50 sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội lên thực tập ở một trường THPT của một tỉnh vùng cao phía Bắc, không ai là không cảm thấy... sợ. Không phải vì chương trình thực tập nặng nề. Cũng không phải vì điều kiện cơ sở vật chất ở đây thiếu thốn.
Chuyện vừa lo vừa buồn của đoàn thực tập sinh vẫn là “ngoại giao” - nghĩa là các thủ tục từ “ra mắt” đến “tặng quà” các thầy cô của trường, rồi cả giao lưu với chi đoàn giáo viên. Kinh phí đóng góp của mỗi thực tập sinh cho các hoạt động này (cho đến gần cuối kỳ thực tập) đã lên đến 2 triệu đồng.
Tôi được giao nhiệm vụ trưởng đoàn thực tập, lo sử dụng số tiền huy động của các bạn để mua quà, trả tiền trong các buổi thù tạc. Ba tuần thực tập, kiến thức không tăng được bao nhiêu nhưng số nhà hàng đặc sản ở đây tôi biết thêm kha khá, khả năng uống rượu để “hòa đồng” với phong tục tỉnh vùng cao này cũng tăng đáng kể.
Không biết những tiền lệ này bắt đầu từ bao giờ, nhưng các anh chị SV khóa trước đều bảo: không thế không được! Điểm cuối kỳ thực tập là do các thầy cô ở trường THPT đánh giá, phải ứng xử thế nào cho khéo (bộ môn giáo học pháp không dạy chúng tôi ứng xử trong trường hợp này!).
Nghe các bạn cùng lớp thực tập ở một số tỉnh khác cũng than phiền không kém. Chắc là ở đâu cũng vậy. Vừa bước chân vào nghề tôi đã thấy có nguy cơ lòng yêu nghề bị vơi đi ít nhiều. Thật buồn!
NGUYỄN THỊ BẢO PHƯỢNG (Hà Nội)
▪ Hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng: Lại làm khó thí sinh! (30/03/2006)
▪ Khám phá đường dây làm và bán chứng chỉ giả (29/03/2006)
▪ Chủ tịch Harvard "bật mí" 4 điều quan trọng (29/03/2006)
▪ Trắc nghiệm ngoại ngữ sẽ có 7-10 phiên bản đề thi (28/03/2006)
▪ Tiếng Anh ở bậc phổ thông: Học đi học lại (29/03/2006)
▪ "Đô thị đại học" Stanford (28/03/2006)
▪ Thiết bị dạy học:Tiếp tục thiếu, kém chất lượng, không phù hợp! (28/03/2006)
▪ Sau 2 năm mới bầu được Chủ tịch Hội đồng Quản trị (27/03/2006)
▪ Trường ĐH Đại Nam tuyển giảng viên (27/03/2006)
▪ Quản trị văn phòng - Có bị “ế”? (27/03/2006)