Đề án học phí mới sẽ được áp dụng từ quý IV năm học này. Học phí hệ ĐH, CĐ sẽ có 2 loại, trong đó, học phí chương trình đại trà chia làm 7 nhóm ngành và theo trình độ đào tạo, sinh viên nhóm ngành Y có thể phải đóng học phí cao nhất.
> Sẽ tăng học phí trong năm 2009
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ban hành nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2008 - 2009.
Từ Quý 4, sẽ thực hiện đề án học phí mới và đổi mới phương thức phân bổ ngân sách Nhà nước gắn với việc tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng tài chính của cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời sẽ giao liền ngân sách 3 năm để các trường chủ động nguồn lực đầu tư...
![]() |
Từ năm học tới, sinh viên sư phạm sẽ không được miễn học phí. Ảnh: Hoàng Hà. |
Trước đó, Bộ GD&ĐT dự kiến, mức học phí mới sẽ được áp dụng ở học kỳ 2 năm nay hoặc đầu năm học 2009-2010. Học phí hệ ĐH, CĐ sẽ có 2 loại, trong đó, học phí chương trình đại trà chia làm 7 nhóm ngành và theo trình độ đào tạo, sinh viên nhóm ngành Y có thể phải đóng học phí cao nhất. Còn học phí chương trình chất lượng cao thu hút liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Thay vì được miễn phí như hiện nay, sinh viên ngành sư phạm sẽ được cho vay vốn để đóng học phí. Nếu người tốt nghiệp đi dạy ít nhất 5 năm sẽ được nhà nước xóa nợ phần chi trả cho học phí (cả gốc lẫn lãi).
Theo phương án của Bộ GD&ĐT, học phí khối phổ thông đóng góp vào chi phí đào tạo khoảng 5-6%, 95% kinh phí còn lại do Nhà nước hỗ trợ. Còn việc tăng học phí đối với giáo dục nghề nghiệp để các trường có điều kiện cung cấp dịch vụ tốt hơn. Chậm nhất năm 2010, học phí phải bù đắp được chi phí thường xuyên của các ĐH, CĐ.
Còn về tuyển sinh ĐH, CĐ, kỳ thi năm 2009 vẫn như kỳ thi tuyển sinh năm 2008. Tuy nhiên, để thực hiện Đề án đổi mới công tác thi và tuyển sinh vào năm 2010, trong năm học này, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành khung chính sách cho việc xét tuyển vào ĐH, CĐ. Các trường căn cứ vào đó để công bố tiêu chí và các điều kiện xét tuyển vào từng ngành đào tạo.
Tháng 3/2009, Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về tổ chức Kiểm định độc lập, nhằm đẩy nhanh tiến độ đánh giá, công nhận các trường đại học, cao đẳng và các chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Hiện, cả nước có hơn 10 triệu học sinh THCS, THPT, TCCN và hơn 1,6 triệu sinh viên ĐH, CĐ. Ở bậc THPT, học sinh thành phố, thị xã đóng tối đa 35.000 đồng một tháng; học sinh nông thôn, đồng bằng 25.000 đồng và học sinh miền núi 15.000 đồng. Bậc THCS lần lượt là 20.000 đồng, 10.000 đồng và 8.000 đồng. Còn các trường ĐH, CĐ và TCCN công lập thực hiện mức thu học phí từ cách đây 10 năm. Theo đó, mức thu một năm với hệ ĐH không quá 1,8 triệu đồng, hệ CĐ không quá 1,5 triệu đồng; hệ THCN không quá 1 triệu đồng; dạy nghề không quá 1,2 triệu đồng. |
Tiến Dũng
▪ Hàng trăm HS-SV dự Ngày hội Thiên văn vũ trụ (06/10/2008)
▪ “Học gì” không quan trọng bằng “học như thế nào” (06/10/2008)
▪ Niềm tự hào của người Việt ở xứ sở Bạch Dương (06/10/2008)
▪ Cảnh báo từ cái chết của một nữ gia sư (04/10/2008)
▪ Thi cao học phải đạt TOEFL 400 điểm! (04/10/2008)
▪ Khai giảng lớp hợp tác đào tạo Việt Nam - Hà Lan (04/10/2008)
▪ Số lượng SV xin xác nhận vay vốn tăng đột biến (03/10/2008)
▪ Đầu tư 400 tỉ đồng xây dựng trường Đại học Quang Trung (03/10/2008)
▪ Nhiều HS trúng tuyển THPT nhưng bị gạch tên (03/10/2008)
▪ Cử nhân học tiếp vì...chẳng biết làm gì? (02/10/2008)