Để thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, TP.HCM sẽ chuyển các trường bán công (BC) thành trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính (TCTC). Tuy nhiên, nhiều vấn đề của chủ trương này cần phải được đề cập một cách cụ thể và chi tiết. Chúng tôi đã trao đổi với ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) TPHCM về vấn đề này.
![]() |
Giáo viên Trường Măng non 2 quận 10 hướng dẫn các cháu lắp ráp đồ chơi. Ảnh: MAI HẢI |
- Phóng viên: Thưa ông, cho đến nay, ngay cả lãnh đạo các trường vẫn chưa hình dung mô hình hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính. Xin ông giải thích một cách cụ thể hơn?
- Ông HUỲNH CÔNG MINH: Khi nghe cơ chế TCTC, người ta thường chỉ chú ý đến khía cạnh tài chính. Tuy nhiên, trong Nghị định 10 của Chính phủ đã khẳng định “tự chủ tài chính” là bao gồm: nhà trường phải xác định nhiệm vụ chính trị của mình (mục tiêu, yêu cầu đào tạo…) để từ đó đặt ra kế hoạch thực hiện, yêu cầu đầu tư. Kế hoạch này phải được công khai bàn bạc trong hội đồng nhà trường và lấy ý kiến phụ huynh. Hội đồng nhà trường và phụ huynh sẽ giám sát quá trình thực hiện.
-Tự chủ về tài chính cũng có nghĩa là nhà trường được chủ động đưa ra mức thu học phí?
- Hoạt động của trường công lập TCTC là một mô hình mới, do đó phải thực hiện thí điểm ở một số trường và phải được sự phê duyệt của các cấp. Mức học phí phải được HĐND TP.HCM thông qua theo luật định.
- Nhưng thưa ông, nếu các trường không được đưa ra mức học phí thì sao gọi được là tự chủ tài chính?
- Các trường BC ở TP.HCM về bản chất chính là trường công TCTC. Mức học phí BC hiện nay đã được HĐND TP.HCM chấp thuận và đáp ứng được yêu cầu của HS đang theo học. Với yêu cầu thực hiện Luật Giáo dục có hiệu lực từ đầu năm 2006, con đường chuyển các trường BC thành trường công lập TCTC là con đường tốt nhất. Yếu tố điều tiết kinh phí sẽ đảm bảo cho nhà trường hoạt động mà không cần phải tăng học phí.
-Vậy là chỉ có trường BC mới phải chuyển sang hoạt động theo cơ chế TCTC. Các trường công lập khác thì sao thưa ông?
- Đây là một lộ trình lâu dài đến năm 2010. Trước hết, TP.HCM sẽ chuyển các trường BC, sau đó sẽ dần thực hiện từng bước theo định hướng của NQ 05/2005/NĐ-CP nhằm tạo ra sự đa dạng các loại hình giáo dục.
![]() |
Giáo viên Trường mầm non bán công thực hành 19-5 kể chuyện cho các cháu nghe. Ảnh: MAI HẢI |
- Khi chuyển các trường bán công về công lập TCTC, Sở GD-ĐT có tính đến thay đổi hình thức tuyển sinh để khắc phục những bất hợp lý trước đây?
Lâm Vy (Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng)
▪ “Ủy quyền” cho trẻ con chấm bài thay (12/01/2006)
▪ Những phản ánh từ chuyện "hành sinh viên" (12/01/2006)
▪ Sách phân ban: Chỉ sửa chứ không làm mới! (11/01/2006)
▪ 11 trường ĐH Bắc Anh tuyển sinh dự bị ĐH Anh (11/01/2006)
▪ Ôi, luận án tiến sĩ! (11/01/2006)
▪ 1.500 sách "dỏm" tại thư viện Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng (11/01/2006)
▪ Ban hành danh mục chương trình dạy nghề trình độ CĐ (12/01/2006)
▪ Nhà khoa học dạy môn khoa học (12/01/2006)
▪ Một ngày "lê la" phòng giáo vụ (11/01/2006)
▪ Xóa bao cấp trong giáo dục (11/01/2006)