Tuy nhiên, sinh viên vẫn có “mẹo” để chọn ngành dễ đỗ.
Ngành “nóng” khó vào
Dựa trên mặt bằng điểm chuẩn kỳ tuyển sinh năm 2008 cho thấy, những ngành đông thí sinh dự thi và điểm chuẩn cao nhất ở khối kinh tế gồm các ngành như: Tài chính, Kế toán, Ngân hàng...
Năm 2008, điểm chuẩn vào ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội cao nhất gồm các ngành: Kế toán tổng hợp, kiểm toán (26,5 điểm). Các ngành còn lại gồm: Ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính công, thị trường chứng khoán, tài chính quốc tế, đầu tư, có điểm chuẩn 26. Tại Học viện Ngân hàng, điểm chuẩn ngành tài chính cao nhất: 24 điểm.
Các ngành còn lại như: Kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, có điểm chuẩn là 23. ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) có mức điểm chuẩn khối A 24,5 điểm, khối D 24 điểm. Học viện Tài chính mức điểm chuẩn khối A 21,5 điểm và khối D 27 điểm. Tại ĐH Ngoại thương, ngành Kinh tế đối ngoại có điểm chuẩn cao nhất khối A 28 điểm; Ngành Tài chính quốc tế, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh và Thương mại quốc tế có điểm chuẩn từ 25 - 26 điểm. Điểm chuẩn trung bình vào trường ở khối D là 23,5. Trường ĐH Thương mại, điểm chuẩn cao nhất là ngành Kinh tế thương mại 20,5 điểm. Điểm chuẩn trung bình vào ĐH Kinh tế TPHCM 21,5; ĐH Ngân hàng TPHCM 22,5...

|
Nếu biết "mẹo", thí sinh có thể thi đỗ vào những ngành "hot" như kinh tế. (Ảnh: Chí Cường) |
Ở các trường có đào tạo kinh tế, lượng thí sinh dự thi nhóm ngành này chiếm phần lớn hồ sơ đăng kí dự thi (ĐKDT). Cụ thể, năm 2008, Trường ĐH Mở TP HCM có tổng 44.000 hồ sơ, trong đó số hồ sơ ĐKDT vào các ngành kinh tế của trường như: Quản trị kinh doanh; tài chính - ngân hàng; kinh tế và kế toán chiếm hơn 25.000 hồ sơ.
Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, ba ngành quản trị kinh doanh, kế toán và tài chính - ngân hàng đã có 15.000/30.000 hồ sơ ĐKDT. Ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Cần Thơ tình trạng cũng tương tự. Thậm chí một trường chuyên về kỹ thuật như ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM chỉ có một ngành liên quan là kế toán cũng có số hồ sơ đăng ký nhiều gấp đôi ngành chủ lực.
Chọn đại học vùng hoặc ngành “lẻ”
Ngành “hot” của khối trường kinh tế điểm chuẩn cao ngất ngưởng. Lượng hồ sơ ĐKDT vào kinh tế chiếm phần lớn ở các trường nhưng thí sinh có lực học vừa phải thích ngành kinh tế vẫn có “mẹo” chọn nơi mức điểm chỉ cần đạt sàn là đỗ.
Cũng là ngành Tài chính kế toán nhưng kỳ tuyển sinh năm 2008, ở một số trường không chuyên đào tạo kinh tế có điểm chuẩn rất “mềm”. Tại Khoa Kinh tế (ĐHQG TPHCM), điểm chuẩn cao nhất là 22. Trong đó, những ngành như: Kinh tế quản lý công, kinh tế đối ngoại, kinh tế học, quản trị kinh doanh... chỉ có mức điểm chuẩn từ 16- 19,5 điểm. Viện ĐH Mở Hà Nội, năm 2008, điểm chuẩn các ngành kế toán, tài chính - ngân hàng chỉ có mức điểm 15 - 16. Năm nay, trường tiếp tục tuyển 440 chỉ tiêu cho các ngành quản trị kinh doanh (160 chỉ tiêu) và tài chính - ngân hàng (280 chỉ tiêu). Trường ĐH bán công Marketing, điểm chuẩn năm ngoái khá “dễ thở”: Khối A điểm chuẩn 15, khối D ở mức 13 điểm.
Ngoài ra, thí sinh có thể chọn các đại học vùng vì điểm chuẩn khối ngành này thấp hơn rất nhiều. Năm 2008, ĐH Kinh tế (ĐH Huế) có điểm chuẩn 20,5; ĐH Công nghiệp TPHCM 21 điểm; ĐH Mở TPHCM 16 điểm. ĐH Đà Nẵng có điểm chuẩn cao nhất là ngành kế toán (19 điểm), các ngành còn lại chỉ có mức điểm chuẩn 17- 18,5. Năm nay, ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) lấy 1.750 em. Trong đó các ngành: Kế toán - Kiểm toán 300; Quản trị kinh doanh (QTKD) gồm: QTKD tổng quát 160, QTKD du lịch và dịch vụ 125, QTKD thương mại 90, QTKD quốc tế 120, QTKD marketing 100, QT tài chính 100, quản trị nguồn nhân lực 80; kinh tế phát triển 95; Tài chính - Ngân hàng gồm: Ngân hàng 170, Tài chính doanh nghiệp 110...
Riêng các trường ĐH dân lập như: ĐH dân lập Duy Tân, ĐH dân lập Hùng Vương, ĐH dân lập Phú Xuân; ĐH dân lập Lương Thế Vinh; ĐH dân lập Phương Đông; ĐH tư thục Thăng Long... một số ngành “nóng” như Tài chính - kế toán, ngân hàng, cũng chỉ có mức điểm chuẩn ngang “sàn” là đỗ.
Theo Giadinh.net