![]() |
Học sinh phải học trong điều kiện thiếu ánh sáng. |
Xong bài thi sẽ nhận được công xá 10.000 đồng/học sinh. Đơn giản là địa phương đang phấn đấu để đạt được một danh hiệu cao quý.
Có chuyện khá nực cười nhưng đã tồn tại nhiều năm ở mọi ngành, mọi cấp. Nó "thân thiết" đến mức có mặt trong hầu hết các báo cáo tổng kết năm và đăng ký thi đua. Đó là cụm từ "năm sau cao hơn năm trước", "vượt mức kế hoạch đặt ra". Một Trường THCS ở Hà Nội năm học 2004 - 2005 có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 100% thì năm học 2005 - 2006 không thể có tỷ lệ tốt nghiệp thấp hơn, thầy Hiệu trưởng toát mồ hôi vì chẳng lẽ lại là 101%! Sự tuyệt đối trong căn bệnh thành tích còn ở chỗ, gần như các trường đều có 100% học sinh hạnh kiểm tốt.
Đã có trường hợp để làm tròn con số 100% hạnh kiểm tốt, người ta đã không ngại ngần cho một học sinh đầu năm gây gổ, đánh nhau với bạn, nhưng cuối năm xếp hạng tốt với cái lý lẽ khôi hài "Giáo dục có chuyển biến".
Có một kiểu "thành tích" đang là nỗi ám ảnh của đa số Hiệu trưởng: thành tích phong trào. Chúng tôi hoa cả mắt khi một Hiệu trưởng thống kê toàn bộ các cuộc thi mà trường đã tham gia: Phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, HIV/AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm… Với trình độ và nhận thức của các em lớp 1, lớp 2, cuộc thi này đôi khi là quá sức. Nhưng vì thi đua, các em buộc phải tham gia và không được in đáp án như người lớn, mà phải chép tay.
Bệnh thành tích cũng là hiện tượng tham nhũng?
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng căn bệnh này cũng na ná kiểu đạo văn, đạo nhạc, như kiểu doanh nghiệp "lãi giả, lỗ thật". Thành tích như "người khổng lồ" đi trên những đôi chân tí hon.
Đã là một dạng tham nhũng thì phải chống. Có thể chống từ những thay đổi rất nhỏ mang tính kỹ thuật, bắt đầu từ việc thay đổi cách giao chỉ tiêu đầu năm. Không thể "dứt khoát năm sau phải cao hơn năm trước", "dứt khoát phòng ta chỉ được một trường tiên tiến xuất sắc" theo kiểu bó đũa chọn cột cờ? Khung tỷ lệ % "bất động" về học sinh khá giỏi, đạo đức tốt, giáo viên giỏi, đỗ tốt nghiệp, lên lớp hiện nay đã trở thành rào cản vô hình vì gần như không có tiêu chí, ít tính khả thi, mập mờ, vậy có nhất thiết cứ phải "định lượng" từ đầu năm như hiện nay?
Hà Nội sẽ "đóng dấu IS0" cho các trường phổ thông!
Bắt đầu từ tháng 1/2006, Hà Nội sẽ tiên phong trong toàn quốc thực hiện kiểm định chất lượng (KĐCL) thí điểm 9 trường tiểu học, THCS và THPT, để tiến tới "đóng dấu IS0" cho những trường đạt tiêu chuẩn. Nếu làm nghiêm túc, khoa học thì rất có thể đây sẽ là một biện pháp để hạn chế căn bệnh thành tích, ít nhất nó sẽ làm minh bạch trắng đen những tiêu chí thành tích mà lâu nay còn mập mờ một cách cảm tính, hay chí ít là khi có "thương hiệu", các nhà trường không thể "vống" lên những cái được ảo tưởng là do mình, của mình, sẽ hạn chế được tình trạng "xôi đỗ" về tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên giỏi và vô vàn những danh hiệu "hão huyền" đang có nguy cơ làm tụt hậu giáo dục nước nhà.
Ông Dương Nguyên Hồng, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội) cho biết, Sở đã ban hành Quy định tạm thời các tiêu chuẩn KĐCL gồm có 5 tiêu chuẩn, 16 tiêu chí và 85 chỉ số giáo dục thành phần. Nếu đạt chất lượng kiểm định, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo ra quyết định "đóng dấu thương hiệu" cấp thành phố. 5 tiêu chuẩn KĐCL tạm quy ra thành 1000 điểm, trong đó tiêu chuẩn 2 (Đội ngũ giáo viên) là 200 điểm và tiêu chuẩn 5 (Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh) chiếm 400 điểm, được coi là những tiêu chuẩn quan trọng nhất.
"Thương hiệu" của các trường phổ thông dự kiến có giá trị trong 5 năm. Tuy nhiên, điều dư luận, Hiệu trưởng và các thầy cô giáo băn khoăn là liệu có tình trạng nể nang, xuê xoa để "chạy" thương hiệu hay không? Theo một số Hiệu trưởng, với đội ngũ chuyên gia mỏng về số lượng, họ có mọc "nghìn tay, nghìn mắt" cũng không thể bao quát, "kiểm định" từng học sinh, đó là chưa kể, trong 5 năm, tổ công tác kiểm định chỉ "nằm" thực tế tại trường được 4 hôm thì có phải là "cưỡi ngựa xem hoa" hay không? Và liệu có lọt trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc mà lại không đạt "chứng chỉ IS0"?
Ông Dương Nguyên Hồng cho hay, đã là vấn đề xã hội không thể không có sai số, nhưng với trách nhiệm quản lý, Sở sẽ có giải pháp để cố gắng hạn chế tối đa tiêu cực. Theo ông Hồng những trường đã đạt tiên tiến xuất sắc chắc chắn phải đạt tiêu chuẩn kiểm định, không có chuyện có trường chỉ đạt một trong hai danh hiệu đó.
Theo CAND
▪ 300 gian hàng dự Saigon Expo 2005 (17/12/2005)
▪ Sẽ thanh tra 3 dự án trọng điểm của Bộ Giao thông Vận tải (19/12/2005)
▪ Khởi công xây dựng cầu Gò Găng và hồ Sông Ray (19/12/2005)
▪ Bà Rịa- Vũng Tàu: Khánh thành công trình đường ven biển (19/12/2005)
▪ Việt Nam - Algeria tăng cường hợp tác kinh tế (19/12/2005)
▪ Mập mờ để... dễ bóp! (19/12/2005)
▪ Nguy hiểm việc kinh doanh gas trái phép (19/12/2005)
▪ Điện tử nội bên vực phá sản (19/12/2005)
▪ Sửa đổi hiệp định thăm dò, khai thác dầu khí (19/12/2005)
▪ Sắp có thêm sàn giao dịch OTC (19/12/2005)