![]() |
Zen Plaza trở thành trung tâm thời trang hàng hiệu Việt Nam. Ảnh: P.A |
Theo số liệu của Công ty CB Richard Ellis (CBRE), TP HCM hiện có 7 trung tâm thương mại với hơn 8.000 m2 tổng diện tích cho thuê, trong khi Hà Nội chỉ mới có 3 trung tâm thương mại chính nhưng tổng diện tích lớn hơn TP HCM 4.000 m2.
Dựa trên thống kê các dự án đầu tư đang được xây dựng, trong vòng 2-3 năm tới, TP HCM sẽ có thêm hơn 100.000 m2 diện tích sàn dành cho kinh doanh trung tâm thương mại, trong khi Hà Nội tăng thêm 250.000 m2, chưa kể các thành phố lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ đều đang triển khai hàng loạt công trình xây dựng phức hợp bao gồm cho thuê văn phòng, căn hộ, khu vui chơi giải trí và trung tâm thương mại...
Giám đốc điều hành CBRE Marc Townsend cho biết: "Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ở mức phát triển thấp dưới cái nhìn của các nhà kinh doanh chuyên nghiệp nên đã trở thành đích ngắm của các chủ đầu tư và nhà kinh doanh bán lẻ". Điều này lý giải tại sao thời gian gần đây có một số nhà bán lẻ quốc tế như Metro Cash&Carry, Big C, gần đây nhất là Parkson... đã đầu tư vào thị trường Việt Nam, làm thay đổi hẳn bộ mặt ngành kinh doanh bán lẻ trong nước. Hiện có ít nhất 3 nhà bán lẻ quốc tế khác ngấp nghé các dự án xây dựng trung tâm thương mại tại TP HCM và Hà Nội.
Theo ông Marc Townsend, ví dụ dễ thấy nhất là hiệu quả kinh doanh của Trung tâm thương mại Parkson tại TP HCM hiện cao hơn nhiều so với lúc trung tâm này còn thuộc về chủ đầu tư là Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist). "Parkson trở thành trung tâm kinh doanh hàng hiệu thế giới. Zen Plaza cũng thay đổi bộ mặt. Thương xá Tax đáp ứng đúng nhu cầu của khách du lịch quốc tế là bán mặt hàng thời trang, VCD... Nhờ vậy việc kinh doanh rất hiệu quả", ông Marc nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo CBRE cũng cho rằng tình trạng thiếu các tòa nhà hoàn thiện dành riêng cho trung tâm thương mại tại Việt Nam đã khiến nhà kinh doanh phân phối bán lẻ có ít sự lựa chọn khi muốn khuếch trương thương hiệu, cũng như hạn chế sự tham gia của các nhà bán lẻ nước ngoài vào thị trường. "Những yếu tố tạo nên sự thành công trong kinh doanh của một trung tâm thương mại bao gồm vị trí địa lý thuận lợi, bãi đậu xe dễ dàng, dịch vụ tốt và cách bày trí thiết kế như thang máy, thang cuốn... có tác dụng lôi kéo khách mua sắm tham quan tất cả khu vực trong trung tâm thương mại", ông Marc nhận xét.
Trả lời VnExpress về việc liệu có thể xảy ra tình trạng cung thừa cầu trong vòng 3 năm nữa dẫn đến công suất cho thuê thấp khi hàng loạt trung tâm thương mại mới được đưa vào hoạt động, ông Marc Townsend cho rằng khả năng này rất khó xảy ra. "Thị trường cho thuê trung tâm thương mại tại Việt Nam vẫn còn rộng mở, vì nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn vào đây trong khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong nước có nhiều tiềm năng với những yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ", ông khẳng định.
(Theo VnExpress)
▪ Khai mạc lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột (03/12/2005)
▪ TP HCM có thêm nhiều doanh nghiệp mới (03/12/2005)
▪ TP HCM sẽ thành trung tâm tài chính khu vực (03/12/2005)
▪ Có thêm 1 chuyến bay từ Nga về VN ngày 29/12 (03/12/2005)
▪ Thị trường bất động sản "đóng băng": Coi chừng hậu quả! (02/12/2005)
▪ Biến động giá vàng: "Cuộc chơi" của các nhà đầu cơ (02/12/2005)
▪ Da giày Việt Nam có nguy cơ bị EU áp thuế 130% (02/12/2005)
▪ Các doanh nghiệp da giày VN cần bình tĩnh đưa ra chứng lý (03/12/2005)
▪ Khởi công xây dựng tuyến cáp treo ra đảo Hòn Tre (03/12/2005)
▪ Vàng trở lại 954.000đ/chỉ (03/12/2005)