Việt Nam vừa đồng ý không áp dụng những hạn chế trong thanh toán, chuyển tiền đối với những giao dịch quốc tế vãng lai và không cho phép các tổ chức tài chính áp dụng bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào về tiền tệ hoặc chế độ đa đồng tiền.
Chính phủ VN muốn tạo sự thuận lợi cho các giao dịch vãng lai. Ảnh: Minh Đức |
Đây cũng chính là các nghĩa vụ của Điều VIII, mục 2, 3, và 4 trong Điều lệ của IMF. Đến nay có 165 nước trong tổng số 184 nước thành viên của IMF chấp thuận nghĩa vụ này.
Trao đổi với VnExpress, ông Trương Văn Phước, Vụ trưởng Quản lý Ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, việc chấp thuận này không có gì mâu thuẫn đối với quy định cấm niêm yết hàng hóa bằng ngoại tệ và cấm giao dịch mua bán bằng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Theo ông, việc làm này chỉ có nghĩa là các tổ chức tài chính của Việt Nam sẽ cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt nguyên tắc cho những giao dịch vãng lai - là giao dịch về ngoại hối liên quan đến hoạt động kinh doanh thông thường giữa người cư trú với người không cư trú, hay nói cách khác là giao dịch trong và ngoài nước. Chẳng hạn giao dịch thanh toán liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, vay tín dụng và vay ngân hàng ngắn hạn, các khoản chuyển tiền một chiều như chuyển mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích du lịch, học tập, chữa bệnh...
Theo ông Phước, với việc chấp thuận này, những quy định phức tạp về mặt giấy phép trước đây sẽ không còn cản trở và các giao dịch vãng lai sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ông cho biết, để có thể được hưởng những thuận lợi này, cá nhân, tổ chức phải chứng minh được giao dịch mình thực hiện là giao dịch vãng lai.
Theo ông Phước, thông qua việc chấp thuận này, Việt Nam muốn chứng tỏ là đang theo đuổi những chính sách thông thoáng hơn đối với các giao dịch quốc tế và sẽ góp phần làm cho hệ thống thanh toán đa phương không có bất kỳ hạn chế nào.
Việt Nam gia nhập IMF vào ngày 21/9/1956. Hạn mức đóng góp cổ phần của Việt Nam là 329,1 triệu SDR (khoảng 475,3 triệu USD).
H.V.
▪ Xuất khẩu gạo hướng tới thị trường cao cấp (07/01/2006)
▪ TPHCM: Có cả một công nghệ sửa hạn sử dụng (07/01/2006)
▪ Tin kinh tế ngày 7.1 (07/01/2006)
▪ BIDV mua lại vốn góp trong Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc (07/01/2006)
▪ Khu đô thị cảng Hiệp Phước: Dân được bồi thường bằng... cổ phần (07/01/2006)
▪ Indonesia nhập khẩu gạo Việt Nam để dự trữ (07/01/2006)
▪ 120 cúp vàng "Vì sự phát triển cộng đồng" (07/01/2006)
▪ Khởi công gói thầu đầu tiên dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (08/01/2006)
▪ Việt Nam nằm trong số 5 điểm du khách Mỹ cần đến trong năm 2006 (08/01/2006)
▪ Dân khổ vì Luật Đất đai và thuế đất đai "vênh" nhau (08/01/2006)