Đấu thầu trái phiếu tăng vốn của Vietcombank: Nhà phát hành thắng lớn Song Minh Sáng qua, tại Hà Nội, phiên đấu thầu trực tuyến trái phiếu tăng vốn năm 2005 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giữa các nhà đầu tư có tổ chức tại trụ sở của ngân hàng này tại Hà Nội và TPHCM diễn ra hết sức kịch tính. 840 tỉ đồng trái phiếu tăng vốn của Vietcombank đã được nhà đầu tư chấp thuận với mức lãi suất thấp bằng gần một nửa mặt bằng lãi suất thị trường hiện nay.
Theo ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Vietcombank, phiên đấu thầu 8,4 triệu trái phiếu tăng vốn, với tổng trị giá 840 tỉ đồng, chiếm 70% tổng giá trị của đợt phát hành (1.200 tỉ đồng + - 15%), lãi suất trần 8,5%, mệnh giá của mỗi trái phiếu ghi sổ là 100.000 đồng, đã thu hút 67 nhà đầu tư có tổ chức tham gia. Giới hạn đặt mua tối thiểu đối với một tổ chức là 5 tỉ đồng, tối đa là 50 tỉ đồng. Kết quả lãi suất đấu thầu sẽ là lãi suất chung của trái phiếu tăng vốn và áp dụng cho các nhà đầu tư cá nhân. Mỗi nhà đầu tư được quyền đặt trong phiếu dự thầu 7 mức lãi suất, bước giá là 0,05% và đấu thầu theo phương thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Lệnh được khớp tại 2 đầu trung tâm và các nhà đầu tư có thể theo dõi kết quả đấu thầu trực tiếp trên màn hình điện tử. Tại phiên đấu thầu, rất nhiều nhà đầu tư đã bất bình khi có những lệnh đặt mua tối đa lượng trái phiếu được phép chỉ với lãi suất 1%. Tuy nhiên, theo thông tin từ VCB, số nhà đầu tư cá nhân đặt cọc đăng ký mua trái phiếu từ trước ngày 12.12 khá lớn, đặc biệt khá nhiều nhà đầu tư đăng ký mua kịch khung. Có lẽ do đã nghiên cứu kỹ từ trước, IBS đã tham gia đấu thầu một cách rất ung dung và trúng thầu với lãi suất 5,5%. Như vậy so với mức lãi suất được huy động trên thị trường của các tổ chức tín dụng hiện nay (ở lấy mức chung hơn 9%/năm) thì IBS chấp nhận chịu thiệt lãi suất gần 5%/năm. Bà Mai nói: "Cái được lớn nhất là được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu, còn thực tế thì chuyển đổi thành cổ phiếu được bao nhiêu thì không biết, cũng có thể 1 trái phiếu = 1 cổ phiếu, nhưng cũng có thể phải 10 trái phiếu mới đổi được 1 cổ phiếu. Quy định của nhà phát hành về tính chuyển đổi của trái phiếu không rõ ràng nên tâm lý chung của các nhà đầu tư tham gia đấu thầu theo kiểu "ăn may". Nói chung, việc tham gia đấu thầu trái phiếu VCB lần này các nhà đầu tư nặng về phân tích định tính hơn định lượng. Nếu sau này chuyển thành cổ phiếu, xác định mất 5% lãi suất/năm x 2 năm là 10% cũng là chịu được. Với cổ phiếu, độ rủi ro như vậy chưa phải là cao".
|
▪ TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh xuất khẩu (14/12/2005)
▪ Đấu giá cổ phần Cty khoan & dịch vụ khoan dầu khí (14/12/2005)
▪ Trung tâm Metro đầu tiên tại miền Trung (14/12/2005)
▪ Thay thế côngtơ và hoàn tiền điện ở TPHCM: Phải mất gần 1 năm (14/12/2005)
▪ Lễ hội mua sắm ở TPHCM (14/12/2005)
▪ Dầu khí Việt Nam vươn ra nước ngoài (14/12/2005)
▪ Hai nỗi lo của xuất khẩu Việt Nam (14/12/2005)
▪ Người Việt không quen thổi phồng quá đáng! (14/12/2005)
▪ Tin vắn ngày 14/12 (14/12/2005)
▪ WTO mong các nước đừng bỏ lỡ cơ hội (14/12/2005)