"Những doanh nghiệp lợi dụng chính sách để làm lợi cho riêng mình, hoặc là đầu cơ; lợi dụng bão lụt mà nâng giá tấm lợp từ 7 - 8 nghìn lên thành 14 - 15 nghìn thì cần tịch thu giấy phép kinh doanh. Phải kiên quyết" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cái gì có lợi cho người dân thì phải tính
![]() |
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: "Kiên quyết xử lý các trường hợp đầu cơ". Ảnh Thanh Sơn |
- Đây không phải lần đầu tiên Chính phủ quyết tâm kiềm chế tăng giá song thực tế thì giá cả vẫn ngày một tăng. Liệu tới đây Chính phủ có biện pháp gì hữu hiệu hơn để kiềm chế tăng giá?
- Như tôi đã nói, những mặt hàng gì tăng giá bất khả kháng thì tìm cách điều phối sản xuất, cung cầu, còn những mặt hàng gì tăng không có cơ sở thì ta phải phân phối thương mại tốt để đảm bảo lợi ích của người dân.
Cái gì có lợi cho người dân thì chúng ta phải tính. Những mặt hàng khác như ô tô..., nhà nước cũng sẽ tiếp tục giảm thuế, có thể bớt thu một chút , nhưng để tăng cung cầu.
Với những đối tượng lợi dụng chính sách nhà nước để làm lợi cho riêng mình, hoặc là đầu cơ; ví dụ lợi dụng bão lụt mà nâng giá tấm lợp từ 7 - 8 nghìn lên thành 14 - 15 nghìn/tấm, thì cần tịch thu giấy phép kinh doanh đi. Phải kiên quyết.
Tôi nói đợt này Chính phủ rất kiên quyết, mà công luận cũng cần kiên quyết, thì mới làm được. Trận lũ lụt vừa rồi, bà con nhà cửa bị trôi, bây giờ sơn cũng tăng, xi măng cũng tăng, rồi tấm lợp cũng tăng… vô lý quá. Phải xử lý kiên quyết những trường hợp đầu cơ đó.
- Ở một số đô thị lớn hiện nay có hiện tượng đầu cơ đất, người ta lo ngại có một cơn sốt đất lần 3. Chính phủ có biện pháp gì kiềm chế để không xảy ra lo ngại này?
- Tăng trưởng kinh tế kéo theo giao dịch về đất đai phát triển. Đấy là nhu cầu khách quan. Nhưng đất mà không dùng thì không có giá trị, mà lại sử dụng nó như một mục đích đầu cơ thì không tốt.
Cái quan trọng là quy hoạch phát triển về đất đai, quy hoạch phát triển về xây dựng, cơ sở hạ tầng, cho đến các khu công nghiệp, thương mại phải công khai minh bạch, kể cả đất đai, nhất là đất đai xây dựng nhà ở, chúng ta phải giải quyết nhanh để đáp ứng nhu cầu của những người cần nhà.
Đồng thời phải có những biện pháp để chống lại hiện tượng đầu cơ, trong đó có vấn đề giá đất, tạo cơ chế công khai minh bạch để người dân hiểu giá nào là hợp lý. Nhà nước cũng phải đánh thuế cao vào những diện tích đầu cơ.
- Trong báo của Chính phủ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến việc thành lập Cơ quan giám sát trong việc điều hành kinh tế vĩ mô đối với các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, các quỹ đầu tư. Phó Thủ tướng có thể nói rõ hơn về mô hình này?
- Cái quan trọng là chúng ta phải hình thành một hệ thống giám sát để xem ảnh hưởng giữa các hoạt động tài chính, tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán với nhau như thế nào, nó tác động đến nền kinh tế, giá cả ra làm sao. Từ hệ thống chỉ tiêu tổng hợp ấy, mình có một đánh giá kịp thời. Từ chỗ đánh giá kịp thời, mình đưa ra phân tích, đưa ra dự báo, đưa ra cảnh báo, để từ đó có chính sách phù hợp.
Đồng thời, Uỷ ban này cũng có trách nhiệm liên quan đến việc điều phối chính sách. Bây giờ thị trường đang phát triển, thì anh phải để nó phát triển. Kinh tế thị trường có quy luật của nó, phải để cho nó phát triển. anh không được đưa ra những chính sách gì gây sốc thị trường, tạo ra tâm lý không tốt. Từ đấy cũng có thể tạo ra một biến động.
Thế cho nên là nước ta thì chưa có cơ quan này, mới có hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia thôi. Bây giờ phải có một bộ máy chuyên môn hơn, tư vấn độc lập. Cái đó là kiến nghị của Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia đối với Chính phủ. Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu để chuẩn bị thành lập cơ quan này.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: "DN sẽ bị đổ vỡ nếu không kiềm chế giá cả vì lợi ích chung của xã hội"
Trong điều kiện chúng ta chịu tác động của kinh tế thế giới nếu Chính phủ không thực hiện giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô thì sự đổ vỡ, thiệt hại là rất lớn và nó sẽ tác động ngược trở lại các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ vẫn kêu gọi các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp cùng chia sẻ nhằm tìm biện pháp kiểm soát, ổn định kinh tế vĩ mô trong tình hình hiện nay. Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp phải kiểm soát được giá thành, làm sao giảm giá thành nhằm không tác động tăng mặt bằng giá trong điều kiện hiện nay. - Nhưng những doanh nghiệp rất khó nhìn thấy những đổ vỡ, thiệt hại lớn? - Tất nhiên, mức độ nhận thức của từng doanh nghiệp là khác nhau theo tác động chung, nhưng thường những doanh nhiệp hiện nay có mối liên hệ xuất nhập khẩu với thị trường thế giới. Vì độ “mở” của nền kinh tế của chúng ta rất lớn, nên doanh nghiệp phải hiểu điều đó và nó chính là sự tự giác, hiểu biết, nhận thức của từng doanh nghiệp, cũng như sự kêu gọi của các bộ ngành và chính phủ đối với doanh nghiệp. Nước ta mới trải qua vài giai đoạn khó khăn như thế này, nhưng đối với các nước đã hội nhập lâu rồi thì họ rất kinh nghiệm chuyện này. Nếu doanh nghiệp không tự giác chia sẻ, thực hiện kiềm chế về giá cả vì lợi ích chung của xã hội thì sẽ dẫn đến đổ vỡ. Các doanh nghiệp dần dần sẽ nhận ra, tôi nghĩ trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp cũng có những cố gắng kiềm chế giá. - Liệu có tình trạng nếu cứ kìm nén giá xuống, đến lúc nào đó giá cả sẽ bung ra không kiềm soát được? - Đúng, điều này cũng sẽ tạo rủi ro cho doanh nghiệp, nhưng nhìn chung về tình hình kiểm soát giá vi mô thường các doanh nghiệp tự rút ra cho mình một bài học, phân tích tác dụng của các loại giá cả đối với nhau. Chính phủ trên cơ sở đấy sẽ đưa ra các giải pháp vừa phải. Do vậy, tác động hành chính như thời gian qua của Chính phủ là không quá mức và các doanh nghiệp cũng chịu đựng được. - Để hạ giá cả các mặt hàng trong nước Chính phủ có nên tiếp tục đẩy mạnh việc nhập khẩu hàng hoá? - Việc này Chính phủ đã làm và với từng loại sản phẩm cần có các giải pháp riêng không phải chúng ta dùng một giải pháp chung cho tất cả các loại hàng hoá. Bởi từng loại hàng hoá sẽ có tác động khác nhau đến nền kinh tế. |
Nguyệt Minh (ghi)
▪ Người tiêu dùng Việt tin nhiều vào quảng cáo (22/10/2007)
▪ Thuê “Tây” làm giám đốc (22/10/2007)
▪ Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Tỷ trọng giá trị gia tăng đã cao hơn (22/10/2007)
▪ Wimax đã có chỗ đứng cạnh 3G (22/10/2007)
▪ Chứng khoán đầu tuần “đuối sức” (22/10/2007)
▪ “Lên sàn” tìm chồng (20/10/2007)
▪ Căn hộ Vista tăng 1.200 USD mỗi m2 ngay trong ngày (20/10/2007)
▪ Sẽ cổ phần hoá Vietnam Airlines (20/10/2007)
▪ Wal-Mart thu hồi bộ đồ chơi hình con thú (20/10/2007)
▪ Chứng khoán cuối tuần “xanh” trở lại (19/10/2007)