Khi Công ty cổ phần Truyền thông Sơn Ca (Soncamedia) mua bản quyền 10 nốt nhạc đầu tiên trong ca khúc Tình ca của nhạc sỹ Phạm Duy với giá 100 triệu đồng, nhiều người nhớ ngay đến Vitek VTB. Công ty này cuối năm ngoái đã mua bản quyền bài thơ Màu tím hóa sim của nhà thơ Hũu Loan với giá tương tự.
![]() |
Xây dựng thương hiệu không dễ. |
Soncamedia không phải là một công ty hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo hay quan hệ cộng đồng như cái tên của nó. Hoạt động chính hiện nay của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện tử tivi LCD, đầu DVD các thiết bị nghe nhìn đa phương tiện. Tuy nhiên, âm cũng là một trong những lĩnh vực mà Soncamedia đang nhắm tới.
Bình cũ rượu mới
Giám đốc Soncamedia Nguyễn Dương Thanh Hoàng tiết lộ, một số thành viên trong hội đồng cố vấn kinh doanh của Soncamedia chính là những người đã đề ra chiến lược khuyếch trương thương hiệu cho Vitek BTV trước đây. Và "chiêu thức" khai thác các yếu tố văn hóa nghệ thuật VN trong hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được công ty tiếp tục sử dụng.
Theo ông, sự kiện lần này có điểm khác biệt, nếu như việc mua bản quyền bài thơ Màu tím hoa sim là một chiêu tiếp thị truyền thông rõ nét thì việc mua 10 nốt nhạc lần này là để biến nó thành một yếu tố cấu thành sản phẩm. Trong đó, mỗi sản phẩm của công ty khi khởi động đều phải có câu nhạc hiệu chào mừng của nhà sản xuất. Nếu 100 triệu đồng mua bản quyền cho bài thơ được xem là chi phí quảng cáo tiếp thị thì khoản chi phí cho cho câu nhạc Tình ca nằm trong chi phí sản xuất sản phẩm.
"Chúng tôi đã tốn khá nhiều thời gian mới chọn ra được một trong số nhiều câu nhạc trữ tình có giai điều cung thuần Việt để làm nên nét đặc trưng cho các sản phẩm thương hiệu Soncamedia", ông Hoàn nói. Theo ông, để tạo được ấn tượng tốt đẹp của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, thì chi phí 100 triệu đồng cho quyền sử dụng câu nhạc trong 20 năm với hàng triệu sản phẩm sẽ được tung ra không phải là quá.
Chính vì thế Soncamedia đã âm thầm ký kết hợp đồng với nhạc sỹ Phạm Duy từ đầu tháng 11/2005 nhưng chỉ khi dòng sản phẩm DVD đầu tiên của công ty được tung ra thị trường hồi tháng trước, hợp đồng này mới được biết đến. Dù đây không phải là mục tiêu chính, Soncamedia cũng đã tiên liệu tác động của sự kiện này đối với thương hiệu dựa vào kinh nghiệm "Màu tím hoa sim" hồi năm ngoái.
Niềm tin lãng mạn
Khai thác các yếu tố văn hóa để phát triển kinh doanh không là điều mới nhưng đối với Soncamedia, việc mua mười nốt nhạc lần này không chỉ là bài học về hiệu quả kinh doanh có được do "ăn theo" câu nhạc. Tại văn phòng Công ty Soncamedia, một tấm bảng lớn chắn gàn hết chiều ngang cửa ra vào với duy nhất một dòng chữ "Tôi yêu tiếng nước tôi... từ khi mới ra đời".
Theo ông Hoàng, nếu như nhiều nhà sản xuất đã từng kêu gọi "người VN dùng hàng VN" thì Soncamedia dùng âm nhạc để đánh thức tình yêu thương trong mỗi con người. Nhưng điều đặc biệt hơn cả chính là niềm tin lớn lao của Soncamedia vào khả năng gây cảm xúc của câu nhạc đối với giới trẻ hôm nay dù ca khúc ra đời từ lâu. Kết quả khảo sát của Soncamedia cho thấy 90% giới trẻ độ tuổi 20-30 đối tượng chính của hàng hi-tech chưa hề biết câu nhạc này nhưng 100% số người được hỏi từ độ tuổi 40-60 cho biết câu nhạc thực sự gây xúc động với họ.
(Theo TBKTSG)
▪ Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ đạt 2,8 tỷ USD (06/01/2006)
▪ Xuất khẩu gạo không còn hồi hộp 'đóng - mở' (06/01/2006)
▪ Đa dạng mẫu mã, phong phú chủng loại (04/01/2006)
▪ Áp dụng phương thức định giá mua, bán căn hộ (06/01/2006)
▪ Đại diện Cty Linkton Singapore làm việc với Ban chuyên án (06/01/2006)
▪ Họp kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo TCty Dầu khí VN và TCty Điện lực VN (06/01/2006)
▪ Dự kiến thu hoạch 850.000 tấn gạo trong tháng 1 và 2.2006 (06/01/2006)
▪ Thanh Hoá: Đầu tư 1 tỉ đồng xây dựng lò giết mổ gia cầm sạch (06/01/2006)
▪ Một số nhà phân phối ngừng nhận ximăng Holcim (06/01/2006)
▪ 1.000 du khách Nhật tham gia lễ hội Nhật Bản tại Việt Nam (06/01/2006)