Mua nhà theo Nghị định 61/CP tại Hà Nội: Người dân chịu thiệt do giá đất quá cao Xuân Thu Sau 10 năm bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang ở thuê theo Nghị định 61/CP, Hà Nội mới bán được khoảng 50% tổng quỹ nhà. Theo đánh giá của giới chuyên môn, việc chậm trễ này chưa được tháo gỡ bởi sự nửa vời trong cơ chế, chính sách, làm cho người dân phải chịu thiệt khi mua nhà do giá đất được áp để tính tiền sử dụng đất vẫn còn quá cao.
Vào thời điểm giữa năm 2005, hồ sơ mua nhà thuộc sở hữu nhà nước chất đống tại các công ty kinh doanh nhà của Hà Nội do vướng các quy định mới về thực hiện nghĩa vụ tài chính khi mua nhà. Ngay cả cơ quan chức năng cũng lúng túng, không biết xử lý theo hướng nào bởi tính giá đất mới thì quá cao, người dân không chấp nhận, còn tính theo giá cũ lại trái với quy định của pháp luật. Để tháo gỡ vấn đề này, tháng 9. 2005, Chính phủ đã có văn bản số 1388/TTg- CN cho phép áp dụng giá đất trước 1.1.2005 cho các đối tượng mua nhà. Điều đáng nói ở đây là, không như các địa phương khác, trước thời điểm 1.1.2005, tại Hà Nội, lại tồn tại 2 mức giá đất khác nhau (chênh lệch tới 1,8 lần) nên các cơ quan chức năng lại lúng túng. Cuối cùng, UBND TP đã dựa trên công văn của Chính phủ để ban hành một văn bản hướng dẫn. Theo đó, chọn mức giá cao hơn (áp dụng từ 1.7.2004 đến 31.12.2004) để tính giá đất cho các hộ mua nhà. Tuy không sai với tinh thần công văn của Chính phủ, nhưng mức giá này đã gây thiệt thòi cho người mua nhà bởi số tiền sử dụng đất phải trả đã tăng lên gần gấp đôi. Nếu căn nhà nằm ở các quận nội thành, việc tăng giá có thể khiến người mua nhà phải trả tăng lên hàng trăm triệu đồng. Việc tăng giá bán nhà đã gây khó khăn lớn với những gia đình có thu nhập thấp. Bà Tú Anh, khu tập thể Ngọc Khánh thắc mắc: "Chính phủ cho phép áp giá trước 1.1.2005 thì tại sao Hà Nội lại không chọn mức thấp để tính tiền đất cho dân. Chúng tôi rất muốn mua nhà để yên tâm sử dụng, nhưng với mức giá cao như vậy thì làm sao có thể chấp nhận được?". Việc cấp "sổ đỏ" cho các hộ này rất khó khăn bởi chưa được cư xử như diện mua nhà theo Nghị định 61/CP (khác nhau về chế độ thu tiền nhà, tiền sử dụng đất). Đáng nói là, diện nhà này chiếm khoảng 70% trong tổng quỹ nhà tự quản trên địa bàn. Cụ thể, đối với các trường hợp nhà đất có nguồn gốc do cơ quan quản lý, (kể cả trường hợp được cơ quan giao đất (không có nhà) trong khu tập thể cơ quan để tự làm nhà ở hoặc trường hợp là nhà ở, nhưng nay không còn cơ quan quản lý hoặc nhà cấp 4 mà người sử dụng đã tự phá dỡ để xây dựng lại, nhưng chưa mua hoá giá), sẽ thống nhất một chế độ thu tiền sử dụng đất theo Nghị định 61/CP khi cấp "sổ đỏ". Ngoài ra, đối với số nhà cấp 4 hiện không còn cơ quan quản lý hoặc đã mua hoá giá, đề nghị chuyển UBND quận, huyện tiếp nhận để cấp "sổ đỏ" theo trình tự như đối với nhà tư nhân và thu tiền sử dụng đất theo Nghị định 61/CP. Riêng đối với nhà cấp 4 đã hết niên hạn sử dụng, Sở TNMT&NĐ cho rằng, nên cho phép không thu tiền thuê nhà và tiền mua nhà để chuyển hồ sơ giao UBND quận, huyện cấp "sổ đỏ" theo quy định.
|
▪ Trao giải "Chiếc nón vàng" cho 3 doanh nghiệp (07/03/2006)
▪ Những nữ doanh nghiệp trẻ thành đạt (08/03/2006)
▪ Xây dựng Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 (08/03/2006)
▪ Tiền polymer giả rất dễ phát hiện (08/03/2006)
▪ Xem xét khả năng mua điện Trung Quốc qua lưới 500kV (08/03/2006)
▪ Công viên tượng đài Hoà Bình: Có phải là dự án "ma"? (08/03/2006)
▪ Giày dép Trung Quốc tràn ngập thị trường (08/03/2006)
▪ Phú Yên: Hàng loạt trại tôm giống phải đóng cửa (08/03/2006)
▪ Nhượng quyền thương mại sẽ bùng nổ ở Việt Nam (07/03/2006)
▪ "Sạch" hơn để phát triển (07/03/2006)