Những người biết... "tiêu tiền" Tố Như Nguyễn Văn Chiến (tổ 2, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) kể: Rờỉ quê hương (Thừa Thiên Huế) vào Tây Nguyên làm ăn, những ngày đầu khổ lắm, không đất, không vốn, phải đi làm thuê cho người khác. Tích góp được chút vốn nhỏ, anh bắt đầu trồng tiêu và cà phê. Lúc ấy tiêu, cà phê được giá nên không lâu, anh đã có một số vốn tương đối lớn. Lúc này anh nghĩ đến chuyện làm ăn lớn bằng cách vay tiền Ngân hàng Nông nghiệp, phát triển vườn cây.
Rahlan Kót cũng như bao người dân làng Tao xã Ia Phang (Chư Sê), ngày trước khổ lắm. Đất nhiều nhưng không có vốn, không hiểu kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt nên hàng năm, may ra cũng chỉ đủ ăn. Năm 1996, Kót vay Ngân hàng NN-PTNT huyện Chư Sê 2 triệu đồng để trồng tiêu và làm ruộng nước. Do chịu khó làm ăn và chi tiêu đúng mục đích nên đến nay, Kót đã có trên 2.000 trụ tiêu kinh doanh (mỗi năm thu 5 tấn tiêu hạt), 1,5 ha ruộng nước và 3 mẫu đất trồng bắp (mỗi năm thu gần 20 tấn bắp lai). Thu nhập hàng năm của gia đình Kót lên đến trên 100 triệu đồng... Ở Chư Sê, những gia đình như Nguyễn Văn Chiến, Rahlan Kót là rất nhiều. Từ không đến có, từ giàu đến nghèo-đó là kết quả của sự chăm chỉ làm lụng. Đặc biệt từ khi có chủ trương Ngân hàng Nông nghiệp cho hộ sản xuất vay vốn làm ăn, diện mạo nông thôn ở đây đã thay đổi rõ rệt, nhiều "đô thị... làng" mọc lên với những ngôi nhà 700-800 triệu đồng. Đó là nhưng ngôi nhà mọc lên từ những vườn tiêu, vườn cao su tiểu điền, từ những trang trại; đó là những ngôi nhà mọc lên từ đồng vốn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp, qua tay những người "biết tiêu tiền"- sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích. Ông Lê Thanh Quang-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT huyện Chư Sê cho biết: Hầu hết khách hàng vay tiền của Ngân hàng về đều sử dụng đúng mục đích, phát huy được hiệu quả của đồng vốn vay. Chính vì vậy mà độ rủi ro rất thấp. Chỉ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong làm ăn nên độ rủi ro cao, tuy nhiên Ngân hàng đã kết hợp với các ngành liên quan, thường xuyên hướng dẫn bà con cách làm ăn, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt nên đồng vốn vay ở đây cũng được phát huy có hiệu quả, nhất là những năm gần đây. Vậy là, đồng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp, qua tay những người "biết tiêu tiền" đã làm giàu lên cho những hộ vay vốn, làm thay đổi diện mạo một vùng quê mà vốn trước đây, làm để đủ ăn cũng là khó lắm rồi. |
▪ Thanh Hoá: Lần đầu tiên thanh toán điện tử liên kho bạc (06/05/2006)
▪ TPHCM: Đề nghị chấp thuận 2 đơn vị đầu mối nhập khẩu đường (06/05/2006)
▪ TPHCM: Công nhận thêm 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực (06/05/2006)
▪ Ngân hàng VN đầu tiên định giá tín nhiệm theo chuẩn quốc tế (06/05/2006)
▪ Phụ nữ và trẻ em nghèo - nạn nhân của vụ kiện giày da (06/05/2006)
▪ TPHCM: Chuyển diện tích trồng lúa sang nuôi tôm sú (05/05/2006)
▪ Việt Nam gia nhập WTO: Từ 9 - 12.5, phiên đàm phán quyết định (06/05/2006)
▪ Phải giảm 10% chi phí xăng dầu (05/05/2006)
▪ Lưu lượng nước về hồ Hoà Bình đạt thấp (05/05/2006)
▪ TPHCM: Điện lực Thủ Đức hoàn thành lắp đặt điện kế đối chứng (05/05/2006)