ảnh minh hoạ: Hữu Nghị |
Toàn thị trường có hơn 3 triệu đơn vị được giao dịch với trị giá là 214,088 tỷ đồng, tuy nhiên trong đó vẫn phần lớn là giao dịch trái phiếu. Khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh trong phiên này đạt chưa đầy 1 triệu đơn vị với giá trị chỉ là 27 tỷ đồng. Theo thống kê, trong phiên hôm nay tiếp tục có thêm một số mã cổ phiếu nữa tăng giá tuy nhiên hầu hết những mã tăng giá này đều là những mã cổ phiếu nhỏ và có giá khá thấp, trên dưới 20.000 đồng/cổ phiếu. Trong tổng số 151 mã cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ niêm yết, phiên này có 12 mã cổ phiếu tăng giá, 3 mã đứng giá, 4 mã không có giao dịch, và 135 mã giảm giá. Tính đến hết phiên giao dịch ngày hôm nay sàn Hose đã có 74 cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ có giá dưới 20.000 đồng. Phiên này ghi nhận thêm 2 mã cổ phiếu về mệnh giá là ICF và SBT và thêm 1 mã xuống dưới mệnh giá là VTA. Như vậy trên HOSE đã có 9 mã giao dịch dưới mệnh giá. Những mã tăng giá phiên này tiếp tục có mặt các cổ phiếu đã liên tiếp tăng trong những phiên gần đây như SGT của CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn, VIC của Vincom, BT6 của Bê tông 620 Châu Thới. Ngoài ra còn các mã khác như: AGF, CII, ALT và SCD. 4 mã cổ phiếu không có giao dịch phiên này vẫn là BTC của Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu, ngoài ra còn có SDN của Sơn Đồng Nai, TNA của CTCP XNK Thiên Nam và VIS của Thép Việt-Ý. Bên sàn Hà Nội, Hastc-Index kết thúc phiên giao dịch giảm 1,4 điểm xuống 108,46 điểm. Giao dịch tăng mạnh trở lại vào cuối phiên khi đã có 1,06 triệu cổ phiếu khớp lệnh tương đương với 18,83 tỷ đồng. Trên sàn Hà Nội hôm nay đã có 10 cổ phiếu tăng giá trên tổng số 138 cổ phiếu niêm yết. Cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là KBC của công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc (tăng 1.200 đồng/CP lên 176.200 đồng/CP). KBC và HCC của công ty cổ phần Hacinco là hai cổ phiếu hiếm hoi trên sàn còn giữ giá trước cơn bão giảm sàn diễn ra trong vài tháng trở lại đây. Tuy nhiên, trái với KBC, lượng giao dịch của HCC rất ít, thậm chí 1 tuần mới có 1 lần giao dịch. Các cổ phiếu khác cũng có mức tăng giá như NLC, S64, TBC, VC2… Như vậy S64 sau khi giảm giá gần 100% từ mức giá trên 100.000 đồng/Cp xuống 10.600 đồng/CP đã tăng nhẹ trở lại. Các cổ phiếu khác như ACB, BVS, PVI, PVS… tiếp tục giảm mạnh và có dư bán sàn hơn trăm nghìn cổ phiếu đến cuối phiên. Tuy chưa có dấu hiệu nào để tin rằng thị trường khởi sắc nhưng trong trao đổi mới đây với báo chí, ông Mac Cana, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán TPHCM, nhận định: “Thị trường đang ở giai đoạn cuối cùng của sự sụt giảm”. Ngày 7/6, tại buổi tọa đàm“Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và những ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán”, các chuyên gia đã đưa ra nhận định: “Toàn cảnh bức tranh của thị trường Việt Nam trong trung và dài hạn không bi quan như những gì các bản báo cáo quốc tế đã “vẽ” ra (Xem chi tiết tại đây). Thanh Tú - Phương Mai
▪ Trái phiếu doanh nghiệp BĐS: Lợi hay hại? (09/06/2008)
▪ Không phá giá VNĐ (07/06/2008)
▪ VN-Index giảm 5 tuần liên tiếp (06/06/2008)
▪ Tỷ giá USD lại “sốt ảo” - Người dân nên tỉnh táo (05/06/2008)
▪ "Nát óc" khi gửi tiền ngân hàng (04/06/2008)
▪ Để tiền không bị “chôn” trong vàng (03/06/2008)
▪ WB: VN không có thành tố của khủng hoảng tài chính (03/06/2008)
▪ VN-Index lùi sát mốc 400 điểm (02/06/2008)
▪ Mốc 400 điểm đã cận kề (02/06/2008)
▪ Sáng 31/5, vàng, USD đều tăng giá (31/05/2008)