Bộ trưởng Tài Chính, Vũ Văn Ninh. (Ảnh: MC). |
Bên lề kì họp Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh việc thị trường chứng khoán tụt điểm sâu trong những ngày vừa qua. Thưa Bộ trưởng, những diễn biến xấu liên tiếp của thị trường chứng khoán khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường sẽ đổ vỡ. Ông nhận định thế nào về vấn đề này? Mặc dù giá đang xuống, nhưng chỉ số P/E phản ánh rằng, giá cổ phiếu hiện nay đang còn rất thấp, cho nên vẫn còn cơ hội mua vào, còn cơ hội phục hồi. Thêm nữa, vừa qua rất nhiều những doanh nghiệp công bố thông tin cho thấy, tuy sản xuất kinh doanh có bị ảnh hưởng nhưng vẫn phát triển tốt. Những dấu hiệu này cho thấy thị trường vẫn có khả năng tốt trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước, nhiều khi bị hoang mang, dao động quá. Trong bối cảnh như thế lại ào ạt bán ra, tác động rất lớn đến thị trường như hiện nay. Về vĩ mô, nhìn tổng thể mà nói, cũng tương đối tốt, nhất là về dài hạn. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang nhận định như vậy và điều này thể hiện thông qua thị trường, người ta vẫn đang mua vào. Nhìn chung cả giai đoạn thì phải đánh giá khối lượng mua vào. Nhà nước từng rót tiền cứu chứng khoán, nhưng biện pháp này cũng không thể thực hiện mãi, thưa ông?
Việc Nhà nước tham gia vào thị trường như vậy, chủ yếu là để ổn định tâm lý các nhà đầu tư thôi. Còn về biên độ, tôi cho là trước mắt cũng không nên mở biên độ, vì mở nữa thị trường sẽ rớt mạnh hơn.
Giữa chống lạm phát và cứu chứng khoán, liệu có phải hi sinh chứng khoán không?
Chống lạm phát là ưu tiên số một hiện nay, vì nó tác động rất lớn tới cả kinh tế và xã hội. Thế nhưng, thị trường chứng khoán cũng hết sức quan trọng, không phải ta hy sinh thị trường.
Chính phủ chủ trương là cố gắng giữ thị trường, để ổn định, từng bước phục hồi và phát triển.
Đương nhiên, khi thực hiện những biện pháp chống lạm phát thì thị trường chứng khoán sẽ bị tác động, nhưng không phải mình hy sinh thị trường vì nếu hi sinh thị trường sẽ có nhiều vấn đề xấu xảy ra.
Trước diễn biến của thị trường, tới đây Chính phủ có biện pháp gì nữa không?
Hiện nay đang yêu cầu các doanh nghiệp phải công bố thông tin một cách lành mạnh, đồng thời phải làm thế nào đó để giúp các nhà đầu tư bình tĩnh hơn.
Xin cảm ơn ông!
Mạnh Cường (ghi)
▪ Bất động sản đóng băng, chủ đầu tư lo "chạy" vốn (21/05/2008)
▪ Lãi suất “dìm” chứng khoán xuống sâu hơn (21/05/2008)
▪ Ngày đầu tiên bỏ trần lãi suất: Lãi suất nóng ở kỳ gửi ngắn hạn (20/05/2008)
▪ Ngân hàng áp dụng lãi suất huy động mới: 14%/năm (19/05/2008)
▪ 20 người giàu nhất “mất” gần 1 tỷ USD (19/05/2008)
▪ Doanh nhân Việt Nam phải gắn liền với các chữ “Nhân, Tâm, Tài, Trí, Dũng” (19/05/2008)
▪ Dầu gần chạm 128 USD, vàng đột ngột đảo chiều (17/05/2008)
▪ Kinh doanh sạch: Không thể khi muốn khi không (17/05/2008)
▪ Xuất khẩu sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng (17/05/2008)
▪ Vn-Index giảm liền mạch 2 tuần (16/05/2008)