Ông Phạm Văn Minh, Vụ trưởng châu Âu, Bộ Thương mại cho biết, ngày 15/12, Bộ đã gửi công hàm cho Ủy ban châu Âu (EC) đề nghị đình chỉ quá trình điều tra vụ kiện bán phá giá giày mũ da và xem xét công nhận 8 doanh nghiệp VN hoạt động theo quy chế kinh tế thị trường.
![]() |
Một cửa hàng bán giày dép tại VN. Ảnh: Anh Tuấn |
Theo lý giải của Bộ Thương mại, các doanh nghiệp VN thực sự hoạt động trong nền kinh tế thị trường, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất - kinh doanh và thực tế không bán phá giá vào EU.
Hiện phía EC vẫn chưa có phản hồi về công hàm trên của Bộ Thương mại, tuy nhiên, ông Minh cho biết, đã có một số nước thành viên EU ủng hộ đề nghị này của phía VN.
Mới đây, Liên minh ngành hàng thể thao châu Âu (FESI), với các thành viên như Nike và Adidas, đã lên tiếng cảnh báo EC rằng việc đánh thuế nhập khẩu chống bán phá giá đối với sản phẩm giày thể thao Trung Quốc và VN có thể khiến cho ngành hàng này của châu Âu mất 640.000 việc làm thu nhập cao, đặc biệt trong các bộ phận thiết kế, tiếp thị và hậu cần.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó chủ tịch Hiệp hội da giày VN (Lefaso)cho biết, Hiệp hội dự kiến năm 2006 kim ngạch toàn ngành đạt khoảng 3,5 tỷ USD, trong đó riêng thị trường EU đạt khoảng 2,2-2,5 tỷ USD. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phụ thuộc vào quyết định của EC trong vụ kiện. Hiện EC vẫn đang trong quá trình điều tra nhưng việc ký kết các đơn hàng giày mũ da của các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn.
Theo lộ trình vụ kiện, đến đầu quý I năm 2006, EC sẽ ra phán quyết sơ bộ đối với các doanh nghiệp VN. Lúc này phía VN vẫn tích cực vận động hành lang và kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp liên doanh có quan hệ làm ăn với VN để lên sức ép với phía EC xem xét vụ kiện một cách công bằng hơn.
Tiến trình vụ kiện: Trên cơ sở khiến kiện của Liên minh các Nhà sản xuất giày dép châu Âu, ngày 7/7/2005, EC đã quyết định điều tra chống bán phá giá đối với 33 mã giày mũ da của 60 doanh nghiệp VN và chọn Brazil làm nước tham chiếu. - Theo yêu cầu của EC, 115 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu giày VN đã hoàn tất 2 hồ sơ về lựa chọn trong nhóm mã điều tra và xin công nhận quy chế kinh tế thị trường. - Tháng 10, EC đã kết thúc điều tra trực tiếp tại 8 doanh nghiệp giày VN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và 8 doanh nghiệp đã hợp tác chặt chẽ với các điều tra viên của EC. - Ngày 18/11, EC gửi công hàm cho Sứ quán VN tại Brussel, Bỉ thông báo dự kiến loại các mặt hàng giày thể thao công nghệ cao (Staf) ra khỏi vụ kiện. - Ngày 23/11, EC thông báo, 8 doanh nghiệp VN trong diện điều tra trực tiếp đều không được công nhận là hoạt động theo quy chế kinh tế thị trường. - Ngày 30/11, Hiệp hội da giày VN đã gửi văn bản cho Tổng vụ thương mại EC nêu quan điểm của hiệp hội về 2 vấn đề trên. |
Hà Vy
Theo dòng sự kiện: |
▪ Giá vàng diễn biến thất thường (21/12/2005)
▪ Thặng dự cán cân thanh toán quốc tế cao kỷ lục (21/12/2005)
▪ Bán chậm, nhà đất xuống giá (21/12/2005)
▪ Doanh nghiệp dệt may VN tham gia hội chợ tại Đức (19/12/2005)
▪ Năm 2006: VN xuất khẩu khoảng 4,2 triệu tấn gạo (21/12/2005)
▪ Kon Tum: Liên doanh nước ngoài đầu tiên đi vào hoạt động (21/12/2005)
▪ Ngày đầu thay côngtơ điện tử: Chưa thể triển khai rộng (20/12/2005)
▪ Tin kinh tế ngày 21.12 (21/12/2005)
▪ Tăng phí vào sân bay Tân Sơn Nhất từ 3 đến hơn 20 lần (20/12/2005)
▪ Công bố chương trình du lịch về nguồn 2006 (21/12/2005)