Sự chờ đợi của người dân đi công chứng. Ảnh: Anh Tuấn |
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành tư pháp đặt ra năm 2006 là rà soát, phát hiện loại bỏ, hoặc đề xuất loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, bất hợp lý trong việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một trong những nguyên nhân gây tình trạng "trên thông dưới tắc"
2006 là năm Bộ Tư pháp bắt đầu triển khai chương trình "Cải cách tư pháp giai đoạn 2006-2010". Động thái đầu tiên được cơ quan này đặt ra là xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị báo cáo chậm, không trung thực với cấp trên; loại bỏ kiểu báo cáo gây nhiễu trong xử lý thông tin quản lý, điều hành.
Với quyết tâm cải cách tư pháp, Bộ yêu cầu chấm dứt tình trạng đang tồn tại lâu nay cấp dưới đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên; cấp trên bao biện làm thay cấp dưới.
Bộ Tư pháp đánh giá, năm 2005 Bộ đã thành công với việc cải cách hành chính trong lĩnh vực hộ tịch: Gắn kết được việc rà soát, sửa đổi thủ tục hành chính với việc ban hành văn bản phân cấp thẩm quyền về cơ quan quản lý. Đó là việc ra đời quy định cấp xã được cải chính, thay đổi hộ tịch cho người dưới 14 tuổi. Trên độ tuổi này, công việc được giao cho cấp huyện.
Ngày 6/1, triển khai công tác năm 2006, lãnh đạo Bộ cho biết năm nay sẽ tập trung kiển khai công tác kiểm tra, xử lý văn bản. Nội dung trọng điểm là rà soát hệ thống hoá văn bản trong lĩnh vực dân sự; tập trung kiểm tra một số lĩnh vực và địa bàn có số lượng văn bản ban hành lớn hoặc trực tiếp liên quan nhiều đến đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Năm 2006, theo kế hoạch, Chính phủ trình hơn 60 luật, pháp lệnh và ban hành khoảng 300 nghị định. Bộ Tư pháp phải tập trung soạn thảo, thẩm định những văn bản này trước khi trình Chính phủ. Đặc biệt, Bộ được giao trực tiếp chủ trì soạn thảo 9 luật, pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành. |
Năm 2005, Cục kiểm tra văn bản của Bộ đã kiểm tra hơn 3.900 văn bản. Trong số này phát hiện trên 520 có dấu hiệu trái pháp luật; kiến nghị xử lý khoảng 200 văn bản sai về thẩm quyền và không đảm bảo tính hợp pháp. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp thừa nhận chất lượng thẩm định một số văn bản còn thấp; ít phát hiện những vấn đề mới ở tầm chính sách, xác đáng về mặt nội dung. Khi kiểm tra, do nể nang nên một bộ phận được giao nhiệm vụ đã có biểu hiện né tránh việc kiến nghị xử lý.
Thi hành án dân sự là lĩnh vực có nhiều tồn tại được Bộ Tư pháp đặc biệt quan tâm. Theo bộ phận thanh tra của ngành, tại một số nơi thiếu trầm trọng chấp hành viên thi hành án nên không đảm bảo công việc được giao. Hiện, còn 100 cơ quan thi hành án cấp huyện chỉ 1 cán bộ công vụ, thiếu thủ trưởng cơ quan. Đây là vấn đề nổi cộm cần khắc phục trong năm 2006.
Anh Thư
▪ Một vụ trộm vé tàu cánh ngầm với số lượng lớn (06/01/2006)
▪ Có được cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất? (06/01/2006)
▪ Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng (06/01/2006)
▪ Tòa án nhân dân TP Hà Nội chuẩn bị xét xử vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" lớn (06/01/2006)
▪ Dự kiến sẽ ban hành nghị định tăng lương tối thiểu khu vực FDI trong tuần tới (06/01/2006)
▪ Bắt vụ lừa đảo mua bán đồng đen giả quy mô lớn tại Kiên Giang (06/01/2006)
▪ Công an Hà Nội khám phá đường dây buôn bán thuốc kháng sinh giả (06/01/2006)
▪ TP.HCM: Cà phê “nghe là thấy”... sex (06/01/2006)
▪ Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp (04/01/2006)
▪ Luật Thanh niên (04/01/2006)