Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 74/2003/NĐ- CP ngày 26-6-2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thì hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi trộm cắp đến với số lượng dưới 100kwh;
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 100 kWh đến dưới 200kWh;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trộrn cắp điện với số lượng từ 200 kWh đến dưới 300 kWh;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 300 kwh đến dưới 400 kwh;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 400 kwh đến dưới 500 kwh.
----------------------
Quản lý doanh nghiệp tư nhân
Hỏi: "Bấy lâu nay tôi vẫn nghe nói về loại hình doanh nghiệp (DN) tư nhân, chúng tôi vẫn chưa hiểu DN tư nhân là DN như thế nào và quản lý loại hình DN này hiện nay được pháp luật quy định ra sao? Đề nghị cho tôi được biết?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 99 của Luật DN thì DN tư nhân là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 101 của Luật này thì việc quản lý DN tư nhân như sau:
1. Chủ DN tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DN; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Chủ DN tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý DN thì chủ DN tư nhân phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DN.
2. Chủ DN tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan trước trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến DN.
3. Chủ DN tư nhân là đại diện theo pháp luật của DN.
----------------------
Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm
Hỏi: Đối tượng nào được vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm? Khi thực hiện việc vay vốn thì đối tượng được vay cần phải có những điều kiện gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5-4-2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm thì những đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
- Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp tác xã; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại, trung tâm giáo dục lao động - xã hội. Đối với những đối tượng này, khi thực hiện việc vay vốn phải có những điều kiện như có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định; dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án; có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình khi thực hiện việc vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ về việc làm thì đối tượng này phải có những điều kiện sau: Có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi vay vốn thực hiện dự án; phải bảo đảm tạo thêm tối thiểu một chỗ làm việc mới; dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án.
----------------------
Chia tài sản thừa kế không có di chúc
Hỏi: Cha mẹ tôi sinh được năm anh chị em, có tài sản là một ngôi nhà trên mảnh đất có diện tích là 260 m2, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2000, bố tôi mất, nhưng không để lại di chúc. Hiện mẹ tôi vẫn còn sống và đang ở trên mảnh đất đó cùng anh trai của tôi. Xin quý báo cho biết, tôi có được hưởng thừa kế đối với di sản của bố tôi để lại không, nếu được thì mức hưởng thừa kế là bao nhiêu?
Trả lời: Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì căn nhà và mảnh đất trên là tài sản chung của bố mẹ của bà. Năm 2000, cha của bà qua đời thì theo Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình, 1/2 khối tài sản trên sẽ là di sản thừa kế, 1/2 khối tài sản còn lại thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mẹ của bà. Do cha của bà không để lại di chúc nên việc thừa kế 1/2 khối tài sản (phần di sản thừa kế) sẽ thực hiện theo các quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.
Cụ thể, mẹ của bà và năm anh chị em của bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng phần di sản ngang nhau. Như vậy, di sản thừa kế sẽ được chia thành 6 phần bằng nhau và cá nhân bà được hưởng 1/6 di sản thừa kế của cha của bà để lại.
|