"Cháy" bao caosu
Quang Duy Anh Phong (phụ xe tại bến xe Gia Lâm) rất nhanh nhẹn "nhón" tận 5 tờ rơi trên chiếc giỏ của tình nguyện viên, bởi đã kịp nhận ra phía trong giữa tờ giấy gập đều dán kèm một chiếc bao caosu. Lại gần người đàn ông không những nhanh tay mà còn rất tinh mắt, tôi giả vờ: "Các tờ rơi đều cùng một nội dung, anh sẽ chia cho các anh khác nhé". Anh lắc đầu: "Không".  | Cánh xe ôm: Hoan hô bao caosu | Ngày "kiêng" Sáng 1.12 - ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS - cùng với 20 thành viên của nhóm "Vì ngày mai tươi sáng", tôi trở thành một tình nguyện viên đi phát tờ rơi và bao caosu tại quận Long Biên. Nhóm tình nguyện đến từ rất nhiều nơi: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, TP.HCM... Anh Tuấn - ở Phú Thọ, xuống HN khám bệnh - hôm trước đã lỡ ăn sáng, định để dành ngày sau đi khám bệnh, nhưng lại đúng dịp này, nên quyết định không bỏ lỡ dịp ít có.
Đi dọc theo đường Nguyễn Văn Cừ, từ đầu cầu Long Biên tới bến xe Gia Lâm, chúng tôi không bỏ qua cơ hội tiếp cận nào: Cánh xe ôm san sát bên đường, đồng chí công an giao thông đang làm việc, chị hàng đồng nát đã nặng quang gánh đang nghỉ chân... Đội ngũ xe ôm là cánh "tham" nhất, bởi anh nào cũng kiếm được cớ gì đó xin thêm một vài bao nữa sau khi đã được chúng tôi "tặng" một tờ rơi, phía trong có đính kèm một bao: "Đây mới chỉ có bao màu trắng, cho anh thêm bao đỏ nữa cho đủ bộ đi". Chúng tôi đặt vào tay họ những poster tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS: "Với điều kiện, các anh sẽ tiếp tục nói với những người khác hãy dùng bao nhé".
Chúng tôi đã không xem lịch để nhận ra một sự trùng lặp: Ngày 1.12 rơi đúng vào ngày 1.11 âm lịch. Có tới gần 10 người phụ nữ bán hàng nhìn thấy bao cao su đã xua tay ngay "Hôm nay kiêng, lấy cái này làm gì". Nhưng khó "chơi" nhất là khi chúng tôi đụng 2 quán karaoke Giáng Ngọc ở số nhà 201 và Phương Huyền ở số 227. Quán nào cũng trang bị cửa kính đen, từ ngoài chẳng nhìn thấy phía trong có gì. Bà chủ của Giáng Ngọc đã nhất định trả lại chúng tôi cái vật mà bà bảo "ở đây không cần", chỉ cầm "tạm" tờ rơi thôi. Còn karaoke Phương Huyền, dù chúng tôi kiên nhẫn nài bà chủ và những nhân viên nữ xinh đẹp, váy ngắn nhận lấy cả tờ rơi và bao caosu, vẫn bị họ trả lại tận tay: "Chúng tôi làm gì "có" mà phải dùng cái này". Bị vài chục đối tượng tiếp cận "phủi" với cả những lý do khác nữa, nhưng đến gần bến xe Long Biên, còn khoảng vài trăm trong số hơn 4.000 bao chuẩn bị, anh Dân - trưởng đoàn - nhắc: "Để dành tới khu vực nóng nhất đấy".
"Lái xe: Chúng tôi rất cần" Ba người phụ nữ ở nhà trọ Bình Dân 52 trước cửa bến xe Gia Lâm có lẽ đã nhận ra ngay chiếc ruy băng đỏ biểu tượng phòng chống AIDS gắn trên áo chúng tôi nên ùa sang. Đưa tay qua hàng rào bến xe: "Cho tôi mấy bao đi, không mấy khi không mất tiền thế này". Cánh lái xe ban đầu cũng không hiểu dè dặt hay còn giữ thể diện với nhau, xua tay: "Vứt lên xe, vợ nó mà nhìn thấy thì bị "giết". Một thành viên trong nhóm chúng tôi, anh Cường, có vẻ đầy kinh nghiệm, giở bài thủng thẳng: "Dùng bao caosu có thể phòng lây HIV/AIDS, bệnh chưa có thuốc chữa, các anh biết rồi đấy. Còn các anh không lấy thì em xin lại, chuyển cho người khác cần". Bài "lờ" có vẻ hiệu quả! Dứt lời, anh Thanh, một lái xe Hà Nội - Hải Phòng "dũng cảm" tiên phong: "Cho tôi mấy cái đi". Mấy anh xung quanh nhìn nhau, rồi chẳng ai bảo ai, đều trở nên hết ngại... Thậm chí các anh còn với theo: "Thỉnh thoảng lại đến nhá". Anh Phong làm phụ xe, rất nhanh nhẹn "nhón" tận 5 tờ rơi trên chiếc giỏ của một tình nguyện viên, bởi đã kịp nhận ra phía trong giữa tờ giấy gập đều dán kèm một chiếc bao caosu. Lại gần người đàn ông không những nhanh tay mà còn rất tinh mắt, tôi giả vờ: "Các tờ rơi đều cùng một nội dung, anh sẽ chia cho các anh khác nhé". "Không". Và lần đầu tiên, tôi đã trở thành một tuyên truyền viên thực thụ khi vận dụng hết những kiến thức về bao caosu và HIV/AIDS, và "chai" mặt trả lời rành rẽ những câu hỏi nửa thật nửa đùa của họ như: "Cái này dùng để làm gì? Sử dụng ra sao?".
Những chiếc giỏ đầy bao caosu đủ màu: Trắng, đỏ, tím của chúng tôi chỉ trong 15 phút đã hết sạch. Hơn 2.000 tờ rơi cũng phát hết. Quay ra cổng bến xe, Lâm, một tình nguyện viên nhanh nhẹn đã kịp nhặt và cho tôi xem những tờ rơi ai đó bỏ lại, sau khi "được" xé mất "ruột" bao caosu bên trong. Lâm kể: "Tối hôm qua, chúng em đi mua bao caosu ở một cửa hàng thuốc tây tại Quốc Tử Giám, bị mắng như tát nước: Làm gì có! Đi mua bao caosu, có là gì xấu? Nếu bình thường thì ít ra cũng có thể nói nhẹ nhàng hơn chứ. Đi mua mà bị đối xử như thế, nam cũng chẳng dám, nói gì các chị em!".
Tay nải lúc đi nặng, khi về, ai cũng nhẹ tênh. Bắt đầu thấm mệt quãng đường đi bộ 6km giữa cái nắng của thời tiết nửa đông - hè, tôi bắt đầu nhìn xuống đường nhiều hơn là "rút kinh nghiệm" với các bạn tình nguyện viên. Trên vỉa hè, trái với lo lắng của anh Dân, không có một tờ rơi nào bị vứt lại: "Thế có nghĩa là, nó đều đã được giữ lại, sẽ được ai đó đọc và như vậy là chúng ta đi đã không vô ích". Tập tành đi phát bao caosu trong 2h đồng hồ, chắc tôi cũng chỉ mới được nếm nỗi nhọc nhằn của đội ngũ hàng chục nghìn đồng đẳng viên, cộng tác viên đang tiếp cận cộng đồng hiện nay. Họ đang vẫn hằng ngày đi đến ngõ trong các xóm, chẳng ngại khó, truyền tải những thông điệp dân số thay đổi hành vi, phòng chống HIV/AIDS đến tận từng gia đình!
|