(ĐCSVN)- “Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người là một văn bản luật rất mới. Ở nhiều quốc gia cũng chưa có luật này. Đây là một bộ luật hoàn chỉnh, có nhiều điểm tiến bộ được đưa vào Luật”.
Ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thưa ông, vậy Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS) có những điểm gì nổi bật ?
Thứ nhất, Luật Phòng, chống HIV/AIDS có 6 chương và 50 điều, ngoài chương I, chương VI về phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các điều khoản thi hành thì có 4 chương quy định về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta, các quy định này khá cụ thể và chi tiết các việc cần phải làm liên quan đến HIV/AIDS.
Trước hết là phạm vi, đối tuợng áp dụng, Luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức trong nước và ngoài nước, cá nhân và người nước ngoài tại Việt Nam. Hiện các tổ chức quốc tế như UNDP, cũng đang tập huấn cho các cán bộ người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam về Luật này, Bộ Y tế cũng đang soạn thảo các tờ rơi để hướng dẫn, giới thiệu về Luật cho người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam.
Tôi lấy ví dụ, bây giờ các doanh nghiệp có vốn 100% ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận, vậy làm thế nào để họ thực hiện việc phòng chống HIV/AIDS trong công nhân, người lao động. Do chúng ta đã đưa được điểm này vào Luật nên bắt buộc họ phải thi hành, hướng dẫn và tập huấn cho công nhân về Luật.
Điểm mới thứ hai, là chúng ta đã đưa các biện pháp can thiệp giảm tác hại vào Luật, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên quy định vào trong Luật. Cũng cần nói rõ “Giảm tác hại” được hiểu là khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, thuốc thay thế để để phòng ngừa lây nhiễm HIV. Ở đây cần nói rõ là giảm tác hại của ma tuý, mại dâm liên quan đến nhiễm HIV/AIDS.
PV: Thưa ông, cùng với việc ban hành Luật Phòng chống HIV/AIDS, Chương trình hành động quốc gia về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 vừa được ban hành có ý nghĩa gì
Mục tiêu của chương trình là nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của mọi người về phòng, chống HIV/AIDS, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam.
Còn các mục tiêu cụ thể khác như: mở rộng diện thông tin bao phủ, cung cấp tài liệu và tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông tới tất cả các cấp, các ngành và người dân. Nâng cao nhận thức, hiểu biết và thay đổi hành vi của các lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người dân; đặc biệt là các hành vi nguy cơ cao về HIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
Tại sao phải nhấn mạnh việc thay đổi thái độ và hành vi của các nhà lãnh đạo, bởi các nhà lãnh đạo phải làm tấm gương, nếu một vị lãnh đạo tới thăm một bệnh nhân AIDS, hỏi thăm sức khoẻ của họ, hình ảnh này sẽ có hiệu quả và tác động rất lớn đến số đông dân chúng.
Một mục tiêu khác của chương trình là góp phần giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ, tạo môi trường thuận lợi để người nhiễm HIV hoà nhập cộng đồng.
Để thực hiện thắng lợi chương trình, cần có các nguyên tắc triển khai chương trình, mới đảm bảo thắng lợi, ví như các bài viết về phòng, chống HIV/AIDS phải phản ánh đầy đủ. Các nhà báo nên trao đổi với người có HIV là đã viết đúng chưa, người nhiễm HIV đã thoả mãn chưa. Tạo nên một không khí cởi mở thẳng thắn trong cộng đồng, để mọi người có thể trao đổi về HIV một cách tự nhiên. Các thông điệp truyền thông cũng cần có những hình ảnh tốt đẹp hơn, thay đổi các thông điệp truyền thông, không hù doạ nữa, khiến người dân sợ bệnh AIDS và xa lánh người nhiễm HIV.
Nói là thay đổi hành vi, do đó cần có quá trình, cung cấp tài liệu cho người dân, toàn thể xã hội và các ban ngành, có nhiều bài viết hơn, huy động các phương triện truyền thông phát huy thế mạnh của tất cả các hình thức truyền thông đại chúng nhằm đạt được mục đích cuối cùng là xã hội và mọi công dân không xa lánh, phân biệt đối xử và kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.
Quý Trọng (thực hiện)
▪ Nghiên cứu tác động của HIV/AIDS tới một số ngành kinh tế của Nam Phi (11/10/2007)
▪ Thanh niên Canada giúp đỡ trẻ nhiễm HIV/AIDS (17/07/2006)
▪ Xe tải y tế di động chống AIDS sau bão Katrina (15/07/2006)
▪ Đấu giá tác phẩm nghệ thuật gây quỹ chống AIDS (13/07/2006)
▪ Rwanda: Tập đoàn công nghệ IBS trợ giúp trẻ mồ côi vì AIDS (12/07/2006)
▪ Saudi Arabia: Sớm thành lập hiệp hội chống AIDS (11/07/2006)
▪ Làng Panchayat tăng cường chống đại dịch AIDS trong giới trẻ (11/07/2006)
▪ Các nghệ sĩ Hip-hop gây quỹ chống AIDS (10/07/2006)
▪ Malaysia: Sáu cách mới chống AIDS (10/07/2006)
▪ Libya trao tặng Bulgari 17 triệu đô la chống AIDS (10/07/2006)