Tư vấn cai nghiện tại cộng đồng-Ảnh minh họa |
Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng quy định tại Điều 27 Luật PCMT, quy định chi tiết tại Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 9/9/2010 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cai nghiện tại cộng đồng (Nghị định 94/2010/NĐ-CP), nhằm gắn quá trình cai nghiện với cuộc sống và công việc thường ngày, tranh thủ sự động viên, chia sẻ của gia đình, cộng đồng giúp họ “cắt cơn, phục hồi sức khỏe, hành vi, nhân cách, khả năng học tập, lao động để nâng cao năng lực tái hòa nhập cộng đồng và phòng, chống tái nghiện cho người nghiện ma túy”.
Cai nghiện tự nguyện tại gia đình là một hình thức cai nghiện do chính người nghiện, gia đình người nghiện thực hiện tại nơi họ cư trú, có sự hỗ trợ của chính quyền và các đoàn thể tại địa phương. Biện pháp này dựa vào môi trường gia đình và cộng đồng - nơi tốt nhất mà người nghiện nhận được sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ của gia đình và cộng đồng. Biện pháp này phù hợp Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, môi trường này chỉ hiệu quả đối với người thật sự quyết tâm cai nghiện, gia đình quan tâm và phải được hướng dẫn để quản lý tốt đối tượng; chính quyền phải hỗ trợ kịp thời, thực chất và đặc biệt cán bộ y tế, cán bộ xã hội hỗ trợ cộng đồng phải chuyên nghiệp, vì trong giai đoạn điều trị, người nghiện không cách ly hoàn toàn được với môi trường có ma túy, họ có thể sử dụng lại và dẫn đến hệ quả không mong muốn.
Cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là một biện pháp cai nghiện do chính quyền cấp xã thực hiện, có sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể tại địa phương và sự phối hợp của gia đình người nghiện chung tay chăm sóc và chia sẻ. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này được thực hiện bằng quyết định hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, giới hạn một số quyền công dân nên không phù hợp Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Biện pháp này chỉ khác biện pháp cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng ở tính bắt buộc, thế nhưng phần lớn những trường hợp phải bắt buộc là những người ý thức tuân thủ không tốt và không có quyết tâm cai nghiện, sau khi tập trung cắt cơn ít ngày, họ được đưa trở lại xã hội và khả năng tái sử dụng ma túy là rất lớn. Thực tế là sau 7 năm thực hiện, biện này không đạt được mục tiêu. Do đó, cần bãi bỏ biện pháp này.
Bên cạnh đó, theo Bộ LĐTB&XH, Điều 27 Luật PCMT không quy định quyền và nghĩa vụ của người tham gia cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, trong khi đó Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của họ. Như vậy, những quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tại Nghị định 94/2010/NĐ-CP là không đúng thẩm quyền, không đúng thể thức. Do đó, cần luật hóa các quy định này.
Nhật Thy
▪ Sắp có hướng dẫn quốc gia về can thiệp cho người sử dụng ma túy tổng hợp (25/06/2018)
▪ Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chương trình can thiệp cho người sử dụng ma túy (25/06/2018)
▪ Công nhân quyết tâm nói không với nạn ma túy (22/06/2018)
▪ Đâu là phương pháp can thiệp hiệu quả dành cho người sử dụng ma tuý tổng hợp? (22/06/2018)
▪ Từng bước đẩy lùi 'cái chết trắng' ở vùng cao (20/06/2018)
▪ Điểm mới trong điều trị và chăm sóc HIV (24/02/2018)
▪ Đường lối miễn dịch - triển vọng mới chống HIV (26/12/2017)
▪ Cần phát huy sáng kiến xét nghiệm HIV tại cộng đồng (19/12/2017)
▪ Tú bà tuổi 22 dụ sinh viên bán dâm như thế nào? (04/12/2017)
▪ Thuốc mới điều trị HIV bằng cách kìm hãm sự phục hồi của virus (20/10/2017)