Sức mạnh truyền thông trong cuộc chiến với HIV/AIDS
Các Website khác - 06/08/2005

Bộ trưởng bộ y tế Gaborne, cô Shiela Tlou mới đây đã khẳng định, phương tiện truyền thông đại chúng có một sức mạnh rất đáng kể trong công tác phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và lao.

Dẫn ra trường hợp của chương trình truyền thông trên kênh truyền hình Botswana, cô cho biết, hơn một năm qua, nhờ có các chương trình truyền thông đại chúng mà tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS trên cả nước đã giảm từ 37 xuống chỉ còn 2%.

Theo cô, do bắt đầu triển khai dự án Maisha Yetu hồi tháng chín năm ngoái mà lượng thông tin tuyên truyền về HIV/AIDS, về sốt rét và lao tăng lên đáng kể.

Tiếp theo dự án khởi xướng đó, tháng giêng năm nay ở Botswana cũng đã có thêm một dự án được triển khai là dự án Letlhalile.

Dự án Lethabile hoạt động nhằm hỗ trợ thông tin cho chương trình phim tài liệu Remmogo về HIV/AIDS phát hằng tuần. Theo đó, Letlhabile sẽ là nguồn cung cấp những câu chuyện thú vị để "nuôi" những bộ phim tài liệu phát đều kỳ đó.

Cô Tlou cũng cho biết, nhờ dự án Centre of Excellence (Trung tâm ưu việt), báo Mmegi đã cải thiện dần dần chất lượng các bản tin. Không giống như trước đây, những bản tin y tế bây giờ đã mang tính chuyên sâu và cụ thể hơn về những vấn đề sức khoẻ. Tuy nhiên, cô Tlou cũng tỏ ra thất vọng khi thấy có nhiều tờ báo đã không tham gia dự án này.

Cô cho biết, cô rất hy vọng và tin tưởng trong tương lai sẽ có nhiều hơn những tờ báo như báo Daily News (Tin tức hàng ngày), báo BOPA tham dự sáng kiến Maisha Yetu.

Một mặt, cô vẫn rất phấn khởi bởi ba cuộc hội thảo gần đây của dự án với các tổ chức uy tín là báo Mmegi và Ban phát thanh đã giúp các nhà báo chuyên về từng lĩnh vực riêng biệt như HIV/AIDS và lao có điều kiện gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm. Cô cho biết, cô thật sự vui khi thấy chính phủ đã bắt tay cùng với các thành phần kinh tế tư nhân trong "cuộc chiến" với bệnh tật này.

Nhưng cô cũng nhận thấy, có quá nhà báo thiếu kiến thức nền tảng cơ bản về chuyên môn mà vẫn phải tác nghiệp do thiếu thốn nhân sự. Do vậy, điều cần thiết là phải có một giải pháp hiệu quả cho công tác giảng dạy, bổ sung cho họ những kiến thức cần thiết.

Cô cho rằng, chặng đường truyền bá thông tin về HIV/AIDS còn rất gian nan, và sứ mệnh của các nhà báo là phải làm sao níu kéo được sự quan tâm của độc giả. Bởi theo cô Tlou, để dự án Maisha Yetu thành công, nhất thiết phải có yếu tố gây hứng thú cho những người tiếp nhận nó. Do đó, các nhà báo phải biết loại bỏ những gì quá cứng nhắc thường thấy ở nhiều ấn phẩm và để tâm hơn tới những câu chuyện mang nhiều sắc thái nhân văn.

Chính những câu chuyện đó sẽ giúp chính phủ hiểu hơn về tác động của dự án. Thực tế cho thấy việc chính phủ thông qua điều luật hoặc các chương trình giới thiệu đã có không tạo ra nhiều sức hút đối với người dân.

Cuối cùng, cô Tlou khẳng định, phương tiện truyền thông còn là cầu nối gửi gắm tới chính phủ những thông điệp của người bệnh về những khó khăn trong cuộc sống, về những thành kiến và phân biệt đối xử họ phải gánh chịu hàng ngày.

Dương Kim Thoa theo http://www.gov.bw