Louisville có vẻ là một nơi khá lạ lẫm khi được chọn làm điểm xuất phát để vượt Đại Tây Dương, nhưng với Victor Mooney thì không thế.
Dự định táo bạo
Những người dân ở vùng Long Island ngày hôm qua đã đến Thành phố River để chứng kiến chặng đầu tiên chèo thuyền vượt Đại Tây Dương của Victor Mooney (ảnh).
Mooney năm nay 40 tuổi, người vùng Woodhaven, New York. Anh đang thực hiện kế hoạch của mình là làm một cuộc hành trình dài 8,000 dặm chèo thuyền từ phía Tây châu Phi tới cầu Brooklyn. Trong suốt chuyến đi đó, anh hy vọng có thể tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kiến thức về căn bệnh thế kỷ, những vấn đề bức thiết về đại dịch này tới cả người châu Phi và những người Mỹ gốc Phi.
Để thực hiện được dự định này, Mooney đã đặt mua thuyền có mái chèo của Sarah Kessans ở New Albany, Ấn Độ và cả bộ đồ dụng cụ sửa chữa cho chiếc thuyền đó tại đây.
Mooney cho biết, khi chiếc thuyền hoàn thành, nó có giá từ 75,000 -100,000 đô la, kể cả những thiết bị bao gồm trên thuyền. Anh nói, có tới 90% những thiết bị trên thuyền là do những người hảo tâm tài trợ, còn khi anh trở về New York, thợ lắp thuyền sẽ cũng lại do những người tình nguyện đảm nhiệm.
Trước khi quay trở về, Mooney đã đến Louisville, ghé thăm House of Ruth, một trạm dịch vụ xã hội về HIV/AIDS để nói về hành trình sắp tới của mình.
Anh nói: "AIDS là căn bệnh quái ác ở thời chúng ta sống. Chúng ta sẽ tự giết dần chính bản thân mình nếu chúng ta không làm gì cả". Chính Mooney cũng có một người anh mất bởi căn bệnh thế kỷ và một người khác đang nhiễm virus HIV.
Trong kế hoạch dự trù, Mooney định sẽ bắt đầu cuộc hành trình vào hôm 1/12 năm nay, đúng vào ngày Thế giới phòng chống AIDS. Điểm xuất phát sẽ là Gorée Island, ranh giới với Senegal và cũng là nơi mà các nhà thực dân phương Tây đã từng bắt giữ nô lệ châu Phi để chuyển sang vùng Bắc và Nam Mỹ.
Mooney cho biết, sở dĩ anh lựa chọn điểm xuất phát như vậy chính là muốn bày tỏ lòng thành kính với những người châu Phi xa xưa, những người đã bị ép buộc phải chống lại ý nguyện tổ tiên để vượt Đại Tây Dương thuở trước. Bởi Mooney cũng là một người Mỹ gốc Phi. Nhưng anh nói, điều chủ yếu vẫn là chiến dịch tuyên truyền về HIV/AIDS.
Điểm xuất phát nơi anh lựa chọn đó thuộc khu vực cận Sahara, châu Phi. Đây là nơi mà theo thông báo của LHQ chỉ có số dân chiếm 10% dân số thế giới nhưng lại chiếm tới 2/3 trong tổng số người nhiễm HIV/AIDS toàn cầu với khoảng 25 triệu người mắc bệnh.
Còn nơi mà Mooney chọn làm điểm kết thúc cho cuộc hành trình vượt Đại Tây Dương của mình chính là thành phố New York. Tại đây, theo thống kê của Sở y tế, ngày càng có nhiều người Mỹ gốc Phi nhiễm HIV/AIDS hơn, hiện có khoảng 40,000 trường hợp như thế tại đây, con số vượt xa tất cả các nhóm đối tượng cư trú tại thành phố này.
Là một tín đồ Thiên chúa giáo sùng đạo, Mooney cho biết, anh hoàn toàn ủng hộ chính sách sống tiết chế của giáo phái nhằm phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, mặc dầu anh hiểu rằng, AIDS là một thảm họa khốc liệt đến mức không thể trở thành một vấn đề thuộc về tôn giáo được.
Để chuẩn bị về mặt thể lực cho chuyến hành trình dài ngày lần này, Mooney đã tham gia chương trình luyện tập 6 ngày một tuần bao gồm nhiều hoạt động như chạy, chèo thuyền, bơi và luyện Yoga.
Nhưng một người chèo thuyền ở địa phương cho biết, Mooney sẽ không phải lo ngại gì nhiều về mặt thể lực, có chăng chỉ là sự nhàm chán khi cứ phải chèo thuyền liên tục mỗi ngày".
Niềm tin vào Chúa
Vào năm 1999, Tori Murden McClure, người vùng Louisville trở thành người phụ nữ đầu tiên chèo thuyền một mình vượt Đại Tây Dương.
Cô cho biết về những gì mình đã từng trải qua. Cô nói: "Việc phải chèo thuyền từ 12-14 tiếng mỗi ngày, ngày nào cũng thế và cảnh vật xung quanh thì chẳng có gì đổi khác cả chính là một thử thách khí phách tinh thần của ngay cả những tay chèo mạnh mẽ nhất. Cho tới nay, những khoảnh khắc cô đơn đáng sợ vẫn là phần khó khăn nhất khi chèo thuyền một mình dài ngày".
Mooney cho biết, nhờ niềm tin vào Chúa mà anh sẽ vượt qua được thử thách này. Luôn đi kèm với anh là những đoạn băng có ghi âm các bài kinh thánh. Anh nói: "Chúa bảo mọi thứ đều có thể làm được. Và điều này sẽ giúp tôi đứng vững. Nếu tự tôi, tôi sẽ không thể làm được điều này".
Anh hy vọng rằng, với chuyến đi này anh sẽ khiến những người khác sẵn lòng hơn để làm những gì họ có thể nhằm phòng chống lại đại dịch thế kỷ.
Anh nói: "Mỗi người đều có cách làm riêng của mình. Không nhất thiết là tất cả mọi người phải vượt Đại Tây Dương như tôi thì mới có thể chấm dứt được đại dịch đó".
Dương Kim Thoa theo http://www.courierjournal.com
▪ Ấn Độ: Muốn kết hôn phải có giấy chứng nhận không nhiễm HIV/AIDS (17/07/2005)
▪ Ấn Độ: Sáng kiến phòng chống AIDS của nhà ga ở Andra (17/07/2005)
▪ Chilê: Tăng cường tuyên truyền về HIV/AIDS qua truyền hình (08/07/2005)
▪ Cần ngăn chặn sự bùng nổ lây nhiễm HIV/AIDS (06/07/2005)
▪ Chống nghiện hút, giảm lây lan HIV tại châu Á – Thái B́nh Dương (05/07/2005)
▪ Ấn Độ: Gái mại dâm được thông tin về chương trình phòng chống HIV (01/07/2005)
▪ Chống HIV/AIDS kiểu… Brazil (01/07/2005)
▪ Hội trại "Tuổi trẻ đoàn kết phòng chống ma túy, HIV/AIDS" (25/06/2005)
▪ Jamaica: Đánh giá thực trạng chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS thông qua dược sĩ (29/06/2005)
▪ Những cô gái chống lại tử thần (21/06/2005)