Ở Ấn Độ ngày nay, việc đòi hỏi người khác một giấy chứng nhận không nhiễm HIV/AIDS được coi là một điều bình thường, không hề mang tính xúc phạm danh dự người được hỏi. Rất nhiều gia đình, trước khi cho con mình thành thân đều muốn nhà trai hoặc nhà gái gửi tới họ tấm giấy chứng nhận kiểu này.
Nếu như trước đây ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này, chỉ cần việc xem xét tử vi của hai trẻ phù hợp đã là điều kiện đủ để hai gia đình tổ chức đám cưới, thì nay, đám cưới chỉ được ấn định ngày sau khi hai gia đình làm xong thủ tục trao đổi giấy chứng nhận về tình trạng không nhiễm HIV của cô dâu và chú rể.
Nhưng phía nhà gái không hề coi đây là một hành vi bất nhã mà rất vui vẻ chấp nhận. Cô dâu Nazneen Tamboli nói: "Anh ấy muốn tôi làm xét nghiệm HIV trước khi cưới. Và tôi thích ý tưởng này bởi lẽ tôi hiểu rằng, nếu cả hai đứa đều không nhiễm bệnh thì chúng tôi sẽ tránh được những rắc rối trong tương lai. Vì thế tôi nghĩ rằng, việc làm xét nghiệm trước lễ thành hôn là một điều hết sức quan trọng".
Cặp đôi Nazneen và Fakhruddin Tamboli ở thành phố Pune, miền Tây Ấn Độ chính là một trong những trường hợp như vậy. Trước khi đi đến quyết định cho hai đứa lấy nhau, cha mẹ chú rể đã ngầm gửi một thông điệp yêu cầu phía gia đình cô dâu gửi cho họ giấy chứng nhận bằng một động thái "đi trước" là gửi giấy chứng nhận không nhiễm HIV của con trai mình cho phía bên kia.
Chú rể Fakhruddin Tamboli thì nói: "Thời nay, HIV đã trở thành một nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ai cũng cần có trách nhiệm để không làm lây lan đại dịch này thêm nữa. Nếu tôi nhiễm bệnh, tôi không muốn huỷ hoại cuộc đời của cô ấy và cả của những đứa trẻ sau này nữa".
Ngày nay, hầu hết các cuộc hôn nhân ở Ấn Độ đều do sự sắp đặt của cha mẹ, do đó việc trình bày của người làm mối về tình trạng bệnh tật giờ đây cũng trở thành một yếu tố quan trọng bên cạnh những chi tiết về đẳng cấp cũng như tài chính của nhà trai hay nhà gái cho phía bên kia xem xét.
Khi mà thời cuộc có những thay đổi như thế, bản thân các linh mục ở Ấn Độ cũng rất tán thành những cặp đôi thực thi điều luật "bất thành văn" rất thực tiễn này. Ông Lal Kishan Shastri, một linh mục người Hindu cho biết: "Nếu cả hai gia đình đều cảm thấy lo lắng, tôi sẽ đề nghị họ làm xét nghiệm HIV trước khi làm lễ kết hôn. Như vậy, sẽ kết hợp được một cách hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Điều đó không những tốt cho tương lai của các bạn trẻ mà còn cho cả xã hội nữa".
Trong thực tế, các nhà xã hội học ở Ấn Độ cho rằng, rất cần thiết phải đưa điều khoản này vào luật hôn nhân. Hiện nay, tỉ lệ lây nhiễm HIV/Aids ở Ấn Độ đang gia tăng một cách báo động, có đến 4/5 trường hợp phụ nữ nhiễm căn bệnh thế kỷ sau khi lập gia đình. Do vậy, có một tờ giấy chứng nhận không nhiễm AIDS của hôn phu tương lai sẽ là một "bảo hiểm" cho bản thân họ và cũng là để nhắc nhở cả hai người phải có trách nhiệm với nhau hơn trong cả cuộc sống sau này trước những nguy cơ lây nhiễm.
Dương Kim Thoa theo
http://www.channelnewsasia.com
▪ Ấn Độ: Sáng kiến phòng chống AIDS của nhà ga ở Andra (17/07/2005)
▪ Chilê: Tăng cường tuyên truyền về HIV/AIDS qua truyền hình (08/07/2005)
▪ Cần ngăn chặn sự bùng nổ lây nhiễm HIV/AIDS (06/07/2005)
▪ Chống nghiện hút, giảm lây lan HIV tại châu Á – Thái B́nh Dương (05/07/2005)
▪ Ấn Độ: Gái mại dâm được thông tin về chương trình phòng chống HIV (01/07/2005)
▪ Chống HIV/AIDS kiểu… Brazil (01/07/2005)
▪ Hội trại "Tuổi trẻ đoàn kết phòng chống ma túy, HIV/AIDS" (25/06/2005)
▪ Jamaica: Đánh giá thực trạng chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS thông qua dược sĩ (29/06/2005)
▪ Những cô gái chống lại tử thần (21/06/2005)
▪ Xét nghiệm HIV cho kết quả sau 20 phút (21/06/2005)