400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 105)
Các Website khác - 23/11/2004

200. Vì sao phụ nữ hay bị mất khả năng tự kiềm chế đi tiểu ở độ tuổi mãn kinh?

Phụ nữ đến độ tuổi mãn kinh thường những lúc đứng nghiêm, ho, thở mạnh, cười to, dùng sức có thể són nước giải ra, khi bị nặng thì lúc ngồi hoặc lúc nằm cũng có thể xảy ra tình trạng này. Do bị thấm nước giải, quần lót bị ẩm, có mùi hôi khai, gây ngứa âm hộ, thậm chí khó chịu đặc biệt là còn gây mẩn ngứa âm hộ, viêm da âm hộ, viêm nhiễm đường đi tiểu. Sau khi bị viêm, không những gây bất tiện cho đời sống và công tác còn gây đau khổ lớn cho tinh thần và cơ thể.

Vì sao phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh khó kiềm chế được việc đi tiểu? Đó là bởi vì đường niệu đạo của phụ nữ ngắn (từ 4-6 cm)mà thực ra sức co giãn của cơ vòng niệu đạo cũng yếu hơn của nam giới, nhất là đối với những người đã qua nhiều lần mang thai sinh đẻ hoặc đẻ khó, tử cung sa xuống, bị u xơ tử cung, bị rách bộ phận hội âm, cộng với việc do chức năng buồng trứng ở độ tuổi mãn kinh bị suy yếu, nội tiết tố oestrogen được tiết ra ít hẳn đi, khiến các tổ chức trong xương chậu trở nên suy yếu lỏng lẻo, sức căng của cơ âm đạo, hội âm bị yếu đi, chức năng hoạt động của cơ vòng niệu đạo không còn khỏe như trước. Thế là, hơi có chút nước tiểu tích trong bàng quang, áp lực đã tăng lên, bèn đẩy nước tiểu ra ngoài, khiến người phụ nữ không thể kiềm chế được mình trong việc đi tiểu. Cũng có người do dây thần kinh và đốt sống điều khiển bàng quang bị tật bệnh đã làm mất khả năng tự kiềm chế trong việc đi tiểu, trường hợp này gọi là mất khả năng kiềm chế có tính thần kinh.

Sau khi xảy ra tình trạng mất khả năng khống chế đi tiểu, không nên nghĩ ngợi, căng thẳng. Những người bệnh nhẹ có thể rèn luyện sức căng của cơ đáy chậu, tức là sau khi hít thở sâu, lấy sức thót cơ bụng, cơ hông, cơ hội âm lại hoặc tập co thót hậu môn, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần tập 1 tiếng, mỗi tiếng co 20 lần. Nên uống viên Thận khí hoàn, Bổ trung ích khí hoàn, châm cứu vào các huyệt như Trung cực, Quan nguyên, Túc tam lý, Tam âm giao… bình thường hết sức tránh khóc lóc, mang vác những vật nặng, để tránh làm tăng áp lực trong bụng. Những người bị nặng, có thể đi mổ.

201. Vì sao phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có thể bị đau vai, đau lưng, đau thắt lưng, đau gót chân?

Nguyên nhân gây nên đau vai ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh hay gặp nhất là bệnh viêm xung quanh khớp vai.Tuy vẫn chưa rõ nguyên nhân nên bệnh viêm khớp vai, nhưng nó lại có quan hệ chặt chẽ với việc lao động hao mòn sức khỏe lâu dài, suy thoái sang lão hóa, các ổ bệnh viêm nhiễm và chức năng nội tiết rối loạn. Đông y cho rằng, đó là do khí huyết không đủ, bên ngoài thì bị cảm gió, cảm lạnh, ẩm thấp xâm nhập vào trong cơ thể, rồi tích tụ ngưng trệ trong các kinh lạc, gân cốt mà gây ra. Người bệnh thường cảm thấy vai trĩu xuống, mỏi, cử động khó khăn. Khi bị cấp tính thì đau rõ hẳn, không dám nhấc vai, không thể chải đầu, khớp như bị đông cứng lại. Châm cứu, lý liệu, xoa bóp có hiệu quả chữa trị nhất định đối với loại bệnh này. Khi bị đau nặng, có thể uống thuốc tiêu viêm giảm đau, uống thuốc dứt cơn đau. Nếu vẫn đau không khỏi còn có thể dùng hormon thay thế trong một thời gian ngắn để làm giảm cơn đau. Ngoài ra kiên trì luyện tập khớp vai, thường vẫn có tác dụng hơn dùng thuốc.

Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, do chất xương bị lão hóa, do những tổn thương mãn tính, mệt mỏi, hao mòn sức lực, cảm phong thấp… thường có thể bị đau lưng. Những bệnh khác như bệnh phụ khoa, bệnh thận, bệnh tuyến tụy, bệnh lở loét… cũng có thể làm cho người phụ nữ đau lưng. Cho nên phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh thường mắc bệnh đau lưng. Sau khi bị đau lưng phải đến bác sĩ khám xem là nguyên nhân gì, để áp dụng phương pháp điều trị cho đúng. Nếu đau lưng do mệt mỏi tổn thương cơ lưng, do bị phong hàn thấp thì phải tăng cường luyện tập, chẳng hạn như vận động cơ lưng có thể làm tăng sức đề kháng đối với phong hàn, phong thấp. Coi trọng an toàn sản xuất, chú ý bảo vệ lao động, cải thiện môi trường sống, tránh để nhiễm phải phong hàn thấp, đều có ý nghĩa tích cực đối với việc phòng chống bệnh đau lưng.

Bệnh đau gót chân phần lớn là do đứng lâu làm tổn thương đến đốt xương, do chất xương tăng sinh, do bị gai xương hoặc chất xương bị loãng mà gây nên. Còn có một căn bệnh gọi là Cơ năng sinh lý, tuyến giáp trạng hoạt động quá mức bình thường thì triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này là đau gót chân, thế nhưng căn bệnh này rất ít khi xảy ra. Đông y cho rằng “thận hư thì gót chân đau” nên uống thuốc bổ thận ví dụ như đỗ trọng, ký sinh, ngưu tất, xuyên đoạn, nhân hạt đào… thường thu được hiệu quả chữa trị nhất định.

(còn tiếp)