220. Uống thuốc tránh thai lâu dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Nghiên cứu những loại thuốc tránh thai cho nữ giới được sử dụng rộng rãi trong mấy năm gần đây thì thấy, thành phần chủ yếu là hormon…là nội tiết tố progesteron và oestrogen nhân tạo. Loại thuốc tránh thai này và hiệu quả tránh thai của nó đảm bảo chắc chắn, sử dụng tương đối thuận tiện chỉ cần lựa chọn đúng, sử dụng hợp lý, nhìn chung không có ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, có thể nói là một biện pháp tránh thai có hiệu quả tốt nhất hiện nay. Phụ nữ nói chung đều có thể sử dụng được. Không chỉ như thế, có phụ nữ khi chưa uống thuốc tránh thai thì kinh nguyệt thất thường, lượng kinh ra quá nhiều hoặc bị thóng kinh, sau khi uống thuốc tránh thai còn có tác dụng chữa trị nhất định. Còn đối với một số người có phản ứng giống như có thai sau khi uống thuốc, thì chỉ cần kiên trì chịu đựng khoảng hai, ba tháng là sẽ hết phản ứng. Có người sau khi uống thuốc thì kinh nguyệt thất thường, chẳng hạn như gây chảy máu âm đạo, lượng kinh ít đi hoặc bế kinh, thì chỉ cần qua điều chỉnh hoặc ngừng uống thuốc, đều có thể dần dần trở lại bình thường, không gây trở ngại gì đối với sức khỏe, cũng không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ.
Thế nhưng uống thuốc tránh thai dài ngày có thể làm cho ung thư tử cung lớn nhanh, nên những phụ nữ bị ung thư, tốt nhất nên chọn biện pháp tránh thai khác. Thuốc tránh thai còn có tác dụng phụ là làm tăng huyết áp. Những phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp nếu sử dụng thuốc tránh thai thì phải chú ý sự thay đổi của huyết áp. Nếu huyết áp tăng vọt lên, cũng phải ngừng thuốc ngay hoặc dùng biện pháp tránh thai khác. Số ít phụ nữ có thể béo lên sau khi uống thuốc tránh thai, nhìn chung có thể giải quyết vấn đề thuốc tránh thai có lượng nội tiết tố progesteron ít. Những phụ nữ béo nếu bị kèm theo những bệnh như bệnh đái đường, bệnh cao huyết áp, thì không được uống thuốc tránh thai. Đối với những người phát phì nhanh do uống thuốc tránh thai, thì phải chuyển sang biện pháp tránh thai khác.
221. Sau khi uống thuốc tránh thai thường có những phản ứng phụ nào? Xử lý ra sao?
Nhìn chung, những phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ, có sức khỏe đều không có phản ứng khó chịu rõ rệt nào sau khi uống thuốc tránh thai. Còn với một số người, thì có thể có một số tác dụng phụ nhưng sau khi xử lý thỏa đáng, những hiện tượng đó thường không còn, không cần phải lo lắng.
1. Có phản ứng giống như người bị nghén khi có thai.
Một số người sau khi uống thuốc tránh thai bèn phát sinh một số triệu chứng giống như bị nghén như khi có thai như: chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, váng đầu, mệt mỏi muốn ngủ v.v…, phần lớn hay xảy ra trong 2~3 tháng đầu uống thuốc. Nhìn chung sau ba tháng đầu uống thuốc liên tục, những triệu chứng này có thể tự giảm hoặc biến mất. Do chủng loại thuốc khác nhau mà thời gian phát sinh những hiện tượng này cũng khác nhau. Nhìn chung khi uống thuốc tránh thai có hiệu quả ngắn ngày, phần lớn thường cảm thấy kho chịu sau 3~4 tiếng đồng hồ. Khi uống thuốc tránh thai có hiệu quả dài ngày khoảng 8~10 tiếng đồng hồ thì mới cảm thấy khó chịu. Cho nên, cần uống thuốc tránh thai có hiệu quả ngắn ngày vào trước khi đi ngủ, uống thuốc tranh thai có hiệu quả dài ngày vào buổi trưa như vậy có thể giúp cho phản ứng xảy ra vào ban đêm khi đã ngủ say khiến không cảm thấy rõ những triệu chứng này. Nếu phản ứng khá nặng thì ăn lót dạ cái gì đó, ăn chút dưa muối, gừng tươi hoặc uống thêm cả viên chống nôn sẽ giảm nhẹ được sự khó chịu.
1. Lượng kinh ít hoặc bế kinh.
Do tác dụng của thuốc tránh thai, có người có thể xuất hiện tình trạng lượng kinh ít đi, thậm chí còn bị bế kinh. Nếu bị bế kinh, cần đi khám xem có phải đã có thai không. Nếu không phải là có thai, bị bế kinh liền 2~3 tháng cần ngừng uống thuốc, chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác, đợi kinh nguyệt bình thường trở lại.
2. Âm đạo chảy máu thất thường.
Có một số người đã bị ra máu loạn xạ trong quá trình uống thuốc tránh thai, chẳng hạn như ra máu trước vòng kinh nửa tháng, đó là do bị thiếu nội tiết tố oestrogen. Nếu ra máu trong nửa tháng sau chu kỳ kinh,thường là do thiếu nội tiết tố progesteron, thì mỗi tối có thể uống thêm viên tránh thai, cho đến khi ngừng uống thuốc của chu kỳ này. Nếu lượng máu ra nhiều như kinh nguyệt bình thường thì phải coi nó là một lần hành kinh, ngừng uống thuốc ngay và tính từ ngày thứ 5 ra máu bắt đầu uống thuốc tránh thai của vòng kinh tháng sau. Nếu ra máu liên tục trong 2~3 tháng liền có thể uống viên số 1 hoặc viên số 2 hoặc hàm lượng tăng.
3. Khí hư (tức bạch đới) ra nhiều.
Khi uống thuốc tránh thai có hiệu quả bình thường, do tác dụng của nội tiết tố oestrogen vào thân tuyến cổ tử cung, khiến các chất tiết ra trong âm đạo nhiều lên, thường làm cho khí hư ra nhiều. Có thể uống viên bạch đới,mỗi lần 1 viên, mỗi ngày uống từ 1~2 lần là được.
(còn tiếp)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn (phần 18) (08/12/2004)
▪ Mụn nhỏ dưới mắt (08/12/2004)
▪ Nên tin vào bệnh viện nào? (08/12/2004)
▪ Những điều cần biết về cholesterol máu (08/12/2004)
▪ Sữa có thể gây ung thư buồng trứng (06/12/2004)
▪ Phát hiện sớm ung thư đại tràng (08/12/2004)
▪ Chữa viêm da lở loét bằng thuốc Nam (08/12/2004)