Qua những thử nghiệm trên chuột, các chuyên gia nhận thấy nếu cho chuột ăn đêm sẽ dẫn đến một sự biến đổi gen có tên gọi là Clock, xuất hiện mỗi ngày một lần, làm phát triển các triệu chứng tương tự những người bị béo phì như tiểu đường, choleaterol cao và có khuynh hướng bị béo phì nặng.
Tiến sĩ Fred Turek và các cộng sự ở ĐH Northwestern, Illinois và trung tâm y khoa Howard nhận thấy chuột với một phiên bản đột biến của gene clock sẽ dẫn đến việc ăn nhiều quá mức, trở nên béo phì, bị nhiều glucose và cholesterol trong máu.
Những con chuột này sẽ hoạt động nhiều hơn trong thời kỳ ngủ bình thường của động vật gặm nhấm. Chúng cũng có một một lượng leptin và ghrelin (cả hai hormone này đều liên quan đến chứng thèm ăn) khác thường. Và khi cho ăn với thực đơn bình thường, chúng sẽ tăng cân như những con chuột được cho ăn những khẩu phần ăn nhiều chất béo và khi chúng ăn những thực phẩm nhiều chất béo thì chúng sẽ tăng cân nhanh hơn nữa và sự trao đổi chất diễn ra không đều.
“Chúng tôi không biết nhiều về việc clock ảnh hưởng đến ăn hướng và quá trình trao đổi chất ở những trường hợp bình thường, nhưng hiện nay chúng tôi biết rằng việc tăng cân, quá trình trao đổi chất không bình thường bao gồm cả tiểu đường, hậu quả của những việc làm sai chức năng”, tiến sĩ Joseph Bass, giáo sư phụ trách về y khoa ở ĐH Northwestern cho biết.
T.L (Theo Reuters)
▪ Ăn một con gà nướng... bằng hút 60 điếu thuốc lá (21/04/2005)
▪ Dự đoán bệnh béo phì từ 1 tuần tuổi (21/04/2005)
▪ Cứu sống một bệnh nhi đa chấn thương nặng (21/04/2005)
▪ Làm thế nào để hiến máu nhân đạo? (21/04/2005)
▪ Vai trò dinh dưỡng trong lao động trí óc ở học sinh (21/04/2005)
▪ Chocolate có khả năng ngăn ngừa ung thư (21/04/2005)
▪ Bệnh tưởng và bệnh thờ ơ (21/04/2005)
▪ Cách đơn giản xử lý chắp lẹo (21/04/2005)
▪ Dưỡng sinh ngay tại nhà (21/04/2005)
▪ Xúc xích có thể gây ung thư tuyến tụy (21/04/2005)