AB là nhóm máu “mới” nhất trong quá trình tiến hóa, chỉ mới xuất hiện từ 10-15 thể kỷ trở lại đây. Đây là nhóm máu hiếm gặp nhất và có thể còn đang biến chuyển. Nhưng điều chắc chắn, nhóm máu AB là sự kết hợp đa số các ưu điểm... cũng như nhược điểm của nhóm máu A và B.
Mỗi nhóm máu được đánh dấu bởi những chất sinh hóa chuyên biệt, thường được gọi là sinh kháng thể (antigens), giúp cho hệ miễn dịch biết đâu là “bạn” và đâu là “thù”. Nếu một sinh kháng thể khác lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra kháng thể (antibody) để đối phó. Kháng thể “bám” lấy chất lạ, đánh dấu và khiến nó dễ kết dính về mặt sinh hóa. Các sinh kháng thể kết dính liên siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư v.v... lại thu hút lẫn nhau, dính chùm vào nhau và nhờ thế hệ miễn dịch của cơ thể phá hủy được chúng dễ dàng.
Nếu chất protein có tên lectin trong thức ăn không tương thích với các sinh kháng thể của nhóm máu, chúng sẽ kết dính các hồng huyết cầu. Nhiều lectin thức ăn giống chất sinh kháng thể nhóm máu đến độ các chất sinh kháng thể thuộc những nhóm máu khác sẽ xem các lectin này như “kẻ thù” và “bắt tay” vào tiến trình kết dính.
Hơn thế nữa, các lectin không tương thích (incompatible lectins) trong thức ăn sẽ kháng lại tiến trình tiêu hóa ngay trong bao tử, tự kết dính vào các tế bào bao tử và ruột non, hoặc “đột nhập” vào dòng tuần hoàn máu và di chuyển tới bộ phận khác (như thận, gan, não) và kết dính tế bào ở nơi chúng đọng lại. Các lectin không tương thích này làm tê liệt các cơ quan và hệ thống, gây trở ngại cho việc tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn, đến tiến trình sản xuất insulin và tác động lên thế quân bình hormone.
Về cơ bản, chế độ ăn tối ưu của người có nhóm máu AB cũng giống chế độ ăn của người có nhóm máu A, tức là nghiêng về thực vật, nên thêm cá và chút sữa..., nhưng cần cảnh giác với nhiều loại thức ăn thù nghịch đặc ứng (lost of idiosyncratic food foes), và phải kiểm tra thật kỹ những thức ăn sẽ dùng hơn người có nhóm máu khác.
Nhóm AB thừa hưởng của nhóm A một bào tử tiết ra ít acid và thừa hưởng khả năng thích nghi với thịt của nhóm B. Kết quả là người có nhóm máu AB ăn được một ít các loại thịt mà nhóm B ăn được (như thịt cừu, thịt thỏ, thịt gà tây); Riêng thịt bò sẽ gây khó tiêu (khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành mỡ); Còn thịt gà làm người có nhóm máu AB dễ bị sung huyết, gây viêm bao tử và ruột. Tàu hũ và hải sản (hợp với nhóm A), yaourt và trứng (hợp với nhóm B) cũng là những nguồn đạm được nhóm AB chuyển hóa tốt.
Những thức ăn không hợp với nhóm AB là phần phối kết các loại thức ăn mà nhóm A và B phải kiêng. Nhóm máu AB thừa hưởng được của nhóm B phản ứng “nghịch” đối với các loại đậu trắng hạt lớn (kidney beans, lima beans), bắp, lúa mạch (buckwheat) và hạt mè; Và có khuynh hướng dung nạp tốt các loại đậu hạt nhỏ (đậu nành và đậu phộng của nhóm A).
Nhóm AB còn giống nhóm A ở chỗ dung nạp được chất gluten trong lúa mì, mặc dù lúa mì có khuynh hướng làm chậm nhịp chuyển hóa của nhóm AB và dẫn tới tăng cân. Trong cả 4 nhóm máu, chỉ nhóm AB là có vẻ “miễn dịch” (immune) đối với cà chua, có lẽ là do các chất kháng thể A và B ức chế lẫn nhau không gắn vào lectin của cà chua.
Những thừa hưởng khác
Người có nhóm máu AB thừa hưởng kiểu bị stress của nhóm A, và một khi trải qua giai đoạn báo động của tiến trình bị stress thì gây phản ứng về mặt trí tuệ (intellectually). Các tuyến thượng thận không được điều hòa khiến người có nhóm máu AB thường lo âu, dễ cáu gắt, năng động thái quá (hyperactivity), có khi làm việc đến kiệt sức và dễ mắc bệnh nhiễm trùng.Các môn thể thao tốt cho nhóm AB là những môn đem lại sự bình thản và tập trung như akido. Những môn thể thao phù hợp với nhóm A có lợi cho nhóm AB gồm đánh gôn, đi bộ, bơi lội, xe đạp.
Những bệnh mà người có nhóm AB dễ mắc cũng giống như nhóm A, gồm các bệnh nhiễm trùng, bệnh tim và các lọai ung thư. Tương tự người có nhóm máu A, với đặc điểm bao tử tiết ra ít acid, người có nhóm máu AB cũng có khuynh hướng bị bệnh thiếu máu ác tính (pernicious anemia). Đồng thời, họ giống người có nhóm máu B ở chỗ dễ bị các bệnh nhiễm siêu vi như bệnh xơ cứng rải rác (MS) và bệnh Lou Gehrig, vì cơ thể không sản xuất được những kháng thể nhóm B (anti-B antibodies).
Theo SK&ĐS
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Chế độ ăn cho người có nhóm máu B (12/01/2005)
▪ Điều trị ù tai bằng thuốc Nam (12/01/2005)
▪ Các dấu hiệu ung thư phổi (12/01/2005)
▪ Sữa cũng có thể gây phiền toái (12/01/2005)
▪ Chảy máu âm đạo bất thường (12/01/2005)
▪ Trẻ em nên tránh xa điện thoại di động (12/01/2005)
▪ Xét nghiệm máu phát hiện được xơ gan (12/01/2005)