Gần 400 người thuộc 17 xã của 2 huyện Sìn Hồ và Phong Thổ đã bị sốt phát ban nghi sởi, tính từ đầu tháng 1 tới nay. Ba người trong số đó đã tử vong.
Hai ca mắc bệnh đầu tiên xuất hiện tại xã Huổi Luông và Ba Tần của huyện Sìn Hồ. Họ đều trên 15 tuổi - độ tuổi không nằm trong diện tiêm phòng. Sau đó, dịch lây sang trường dân tộc nội trú ở huyện Phong Thổ rồi lan rộng ra nhiều xã do học sinh ở đây về nghỉ Tết.
Tại Trung tâm y tế Phong Thổ, các bệnh nhân chủ yếu là trẻ em. Phần lớn trong số này đã ở trong tình trạng nguy kịch vì bố mẹ chậm đưa đi điều trị. Anh Phàn Sỉn Sài, bố một bệnh nhân cho biết, anh đưa con đi khám vì thấy mắt đỏ, khóc nhiều, không chịu ăn.
Để ngăn chặn căn bệnh dễ lây lan này, y tế Lai Châu đã huy động các lực lượng và phương tiện hiện có. Tại xã Hoang Thèn của huyện Phong Thổ, tất cả người dân đã được tiêm phòng sởi, khám bệnh ngay tại bản. Đến nay, dịch bệnh đã cơ bản được khống chế, chưa xuất hiện thêm ca mắc mới. Tuy nhiên, virus gây bệnh và cơ chế lây lan của nó vẫn chưa xác định được. Điều này gây khó khăn cho công tác điều trị.
Tại các thôn bản ở Lai Châu, việc vệ sinh thôn bản, nhà ở của người dân đều rất kém. Trâu bò lợn gà còn hầu như ở liền kề ngay trong nhà. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các mầm bệnh phát triển và làm cho sức đề kháng của cơ thể yếu đi trước khả năng tấn công của dịch bệnh.
(Theo VTV)
▪ Em gái bệnh nhân Tuân cũng nhiễm H5N1 (28/02/2005)
▪ Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc chứng bệnh đau tim (28/02/2005)
▪ Thực phẩm ăn nhanh không tốt đối với trẻ em (28/02/2005)
▪ Tác dụng mới của cà chua: Ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến (27/02/2005)
▪ Những điều cần biết về đột quỵ mạch máu não (27/02/2005)
▪ Trò chuyện với Phó giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Vũ Lê Chuyên: "Bệnh nhân cần bác sĩ làm hết sức mình..." (26/02/2005)
▪ Cẩn thận với màn hình máy tính! (26/02/2005)
▪ Chỉ giống như sữa mẹ chưa chắc là lý tưởng! (28/02/2005)
▪ Nọc rắn giúp chữa bệnh tim (28/02/2005)
▪ Dưỡng sinh, luyện thở để sống vui, sống khỏe (28/02/2005)