"Trước nay tôi đã hiến máu nhân đạo nhiều lần, xin bác sĩ cho biết việc hiến máu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không, nhất là trong tình hình bùng nổ HIV/AIDS như hiện nay?".
Trả lời:
Hiện nay, nguy cơ lây nhiễm HIV đang làm nhiều người băn khoăn về mức độ an toàn của việc hiến máu. Thật ra không có gì đáng lo ngại về nguy cơ này vì bạn không thể bị lây nhiễm HIV hoặc bất cứ một bệnh lây truyền qua đường tình dục nào từ việc hiến máu. Đơn giản vì kim để lấy máu đều đã bảo đảm vô trùng và quy định chỉ được sử dụng một lần.
Lẽ dĩ nhiên khi hiến máu, bạn cần có điều kiện sức khỏe tốt. Tổ chức Chữ thập đỏ yêu cầu mọi người hiến máu phải là người từ 17 tuổi trở lên và có cân nặng ít nhất khoảng 50 kg. Những người trên 65 tuổi cũng có thể hiến máu nếu được sự đồng ý của thầy thuốc. Có người sợ rằng hiến máu sẽ làm sức khỏe yếu đi, điều này không đúng vì cơ thể không hụt đi lượng máu lưu thông nào khi bạn cho máu. Có người sợ kỹ thuật lấy máu sẽ gây đau đớn, khó chịu; điều này cũng không đúng vì người hiến máu chỉ phải chịu một mũi kim tiêm vào tĩnh mạch và chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút. Bạn cần ăn sáng đầy đủ trước khi hiến máu, ví dụ như uống một cốc nước cam và ăn một bát phở để giúp giảm bớt một số cảm giác có thể xảy ra sau khi hiến máu như choáng váng, hơi mỏi mệt. Không nên uống cà phê, trà trước khi hiến máu vì chất cafein làm cơ thể mất nước.
Hiến máu có lợi cho những người có quá nhiều hồng cầu, quá nhiều sắt hoặc trong một số điều kiện đặc biệt máu quá đặc. Trong những trường hợp này, lấy bớt máu còn là một chỉ định điều trị.
Nói chung, lợi ích lớn nhất của hiến máu là lợi ích về mặt xã hội vì có thể giúp cứu sống nhiều trường hợp “thập tử nhất sinh”. Có khi lượng máu hiến của bạn được chia thành 2 phần, phần tiểu cầu dành cho những bệnh nhân ung thư máu cấp, còn phần hồng cầu dùng cho người bị tai nạn. Bạn cũng có thể để dành máu cho chính mình trong trường hợp biết chắc sẽ trải qua một cuộc phẫu thuật, đến lúc mổ bác sĩ sẽ dùng máu đó truyền lại cho bạn. Đây là cách truyền máu an toàn nhất.
BS Đào Xuân Dũng, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Tia cực tím vô hiệu được virus SARS (11/12/2004)
▪ Những phát minh y khoa kỳ thú (11/12/2004)
▪ Nhiều học sinh mắc tật khúc xạ (11/12/2004)
▪ Ăn gì để giảm cholesterol? (11/12/2004)
▪ Bệnh chắp ở mắt (11/12/2004)
▪ Phương pháp mới phát hiện cúm gà trong 2 giờ (11/12/2004)
▪ Mùi vị và cảm xúc tình dục (11/12/2004)