Một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ, loại gia vị được sử dụng rộng rãi có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị ung thư đại tràng, thường gây ra bởi các yếu tố lối sống như chế độ ăn.
Các nhà nghiên cứu ĐH Saint Louis ở Missouri, Mỹ phát hiện ra rằng sự kết hợp hai hợp chất thực vật có đặc tính chữa bệnh là curcumin và silymarin hứa hẹn điều trị ung thư đại tràng. Curcumin là thành phần hoạt tính trong nghệ và silymarin là thành phần của cây kế sữa, được sử dụng để điều trị bệnh gan. Các hóa chất thực vật có thể thay đổi các phương pháp trị liệu để điều rị ung thư và tránh được các vấn đề về độc tố và tác dụng phụ mà hóa trị có thể gây ra.
Các phát hiện này được công bố trên tạp chí Cancer. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu một dòng tế bào ung thư đại tràng nuôi cấy. Họ thấy rằng việc điều trị các tế bào lúc đầu với curcumin, sau đó với silymarin có hiệu quả chống ung thư hơn là điều trị tế bào chỉ bằng một trong hai chất này.
Sự kết hợp các hóa chất thực vật ức chế tế bào ung thư nhân lên và lan rộng. Ngoài ra, khi các tế bào ung thư đại tràng tiếp xúc với curcumin trước, sau đó được điều trị với silymarin, các tế bào có lượng chết tế bào lớn. Điều này cho thấy triển vọng trong việc sử dụng các hóa chất thực vật để phòng ung thư đại tràng
Song cần lưu ý rằng đây mới là nghiên cứu sơ bộ trên tế bào, cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác đinhk liệu những chất này có phải là phương pháp điều trị hiệu quả cho người bị ung thư đại tràng hay không.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học cần nghiên cứu cơ chế tác dụng của curcumin và silymarin đối với hoạt động của các phân tử, như phiên mã di truyền và biểu hiện di truyền khiến cho các tế bào thay đổi. Sau đó, những hợp chất này sẽ dược nghiên cứu trên động vật rồi trên người.
▪ Ngày đèn đỏ, chị em nên ăn gì để không bị hoa mắt, chóng mặt (27/07/2016)
▪ Bí quyết mix đồ giấu đôi chân ngắn của Song Hye Kyo (26/07/2016)
▪ Golf thủ quyến rũ nhất hành tinh "lên hương" (25/07/2016)
▪ 10 lý do khiến 'núi đôi' đau nhức bất thường (25/07/2016)
▪ Bí quyết ngủ ngon dù trời nóng (21/07/2016)
▪ “Kẻ” xúi giục mặt trái của thuốc phát tác (21/07/2016)
▪ Cách dời ngày kinh bằng thuốc tránh thai (20/07/2016)
▪ Dùng smartphone tự kiểm tra chất lượng tinh trùng (20/07/2016)
▪ Khắc tinh trị bệnh vảy nến (20/07/2016)
▪ Ngưng sử dụng thuốc Tarcefoksym vì gây nhiều phản ứng có hại (19/07/2016)