![]() |
Công nhân nhà máy năng lượng hạt nhân tiếp xúc với phóng xạ liều thấp hơn trước đây. |
Nghiên cứu trên khoảng 400.000 công nhân làm việc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân cho thấy: tiếp xúc với phóng xạ liều thấp có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư.
"Thậm chí phóng xạ liều thấp cũng gây ung thư", tiến sĩ Elisabeth Cardis, lãnh đạo nhóm nghiên cứu phóng xạ của Cục Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) ở Lyon (Pháp) khẳng định.
Phóng xạ ion nổi tiếng là tác nhân gây ung thư. Khuyến cáo mới nhất về giới hạn tiếp xúc trong nhóm nghề nghiệp là dưới 100 millisieverts (mSv) trong vòng 5 năm; và trong nhóm cộng đồng là 1 mSv/năm. Khuyến cáo này dựa trên dữ liệu về những người sống sót sau thảm họa bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, vào năm 1945. Tuy nhiên, phép ngoại suy về nguy cơ đối với cộng đồng nói chung và công nhân phóng xạ nói riêng vẫn còn gây tranh cãi.
Nghiên cứu của IARC kéo dài 13 năm, dựa trên khoảng 400.000 công nhân làm việc trong ngành năng lượng hạt nhân ở 15 quốc gia. Phần lớn đối tượng tham gia là nam giới và làm việc ít nhất 1 năm trong các cơ sở sản xuất năng lượng hạt nhân, hoặc tham gia các hoạt động liên quan như nghiên cứu, xử lý chất thải, sản xuất vũ khí...
90% số người này tiếp xúc với liều phóng xạ luỹ tích không quá 50mSv và chỉ khoảng 1% vượt quá 500mSv. Những yếu tố như tuổi tác, thời gian làm việc và địa vị kinh tế xã hội cũng được tính đến trong nghiên cứu.
Theo thống kê, dưới 200 người đã tử vong vì bệnh máu trắng và 6.519 chết vì các bệnh ung thư khác. Kết quả phân tích cho thấy tiếp xúc với phóng xạ liều thấp có thể làm tăng 1-2% nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư. Mức độ tiếp xúc luỹ tích dẫn đến sự gia tăng 10% nguy cơ tử vong vì tất cả các loại ung thư và 19% đối với bệnh ung thư máu, trừ dạng lymphô bào.
Tỷ lệ này được đánh giá là không đáng kể, mặc dù có nhiều công nhân làm việc từ buổi sơ khai của ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân - khi mà mức độ tiếp xúc với phóng xạ cao hơn tiêu chuẩn hiện nay. Hiện tượng này không ảnh hưởng tới những người sống gần các nhà máy điện.
Mỹ Linh (theo BBC, Reuters)
▪ Thức ăn bổ não (28/06/2005)
▪ Vitamin C không giúp ngăn ngừa cảm lạnh (28/06/2005)
▪ Sức khỏe cho giấc ngủ mùa hè (28/06/2005)
▪ Chứng hoang tưởng (27/06/2005)
▪ Với trẻ cho bao nhiêu ăn bấy nhiêu (27/06/2005)
▪ Thêm bằng chứng chocolate đen bảo vệ tim (27/06/2005)
▪ Trẻ biếng ăn - cuộc vật lộn của cả nhà (27/06/2005)
▪ Chữa viêm xoang bằng y học cổ truyền (28/06/2005)
▪ Bạn đang thiếu chất gì? (28/06/2005)
▪ Đoán bệnh cha mẹ qua cân nặng của con (28/06/2005)