![]() |
Tiïu huãy gaâ nhiïîm H5N1 |
Trước nguy cơ bùng phát trở lại dịch cúm gia cầm H5N1 và những bằng chứng về khả năng lây nhiễm cúm này sang người, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về nguy cơ xảy ra đại dịch cúm với 2-7 triệu người tử vong. Các chuyên gia về dịch tễ học trong nước cũng lo ngại về diễn biến phức tạp của cúm gia cầm H5N1. Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, quyền Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết:
- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về nguy cơ xảy ra đại dịch, bởi giới khoa học đã biết đến chu kỳ khoảng 30 - 40 năm lại xảy ra đại dịch cúm. Trong 100 năm qua, các đại dịch đã được ghi nhận xảy ra vào các thời điểm: 1918-1919, 1957-1958, 1968-1969. Nếu tính từ vụ đại dịch gần nhất đến nay là 36 năm, phù hợp với diễn biến dịch đã từng xảy ra. Thêm vào đó, tại thời điểm này, chúng ta thấy xuất hiện một chủng vi-rút cúm mới là cúm A H5N1. Nguyên thủy của vi-rút này vốn chỉ được biết như là nguyên nhân gây nên cúm ở chim. Nhưng đến năm 1997, nó là nguyên nhân gây ra dịch cúm gia cầm, sau đó lây sang người.
* Vấn đề nào giới khoa học lo ngại nhất hiện nay, thưa tiến sĩ?
- Đó là nguy cơ xuất hiện một chủng vi-rút cúm mới, vì đặc tính nguy hiểm nhất của vi-rút này là biến chủng rất nhanh. Cúm gia cầm H5N1 có thể lây trực tiếp từ gà sang người, nhưng việc lây trực tiếp này rất khó khăn. Tuy nhiên, khi cúm gia cầm lây sang người, nó có thể kết hợp với chủng cúm đã có ở người. Chúng sẽ có quá trình nhân lên, trộn lẫn và thay đổi vật liệu di truyền. Như vậy, sau khi biến đổi, cúm gia cầm H5N1 sẽ mang kháng nguyên di truyền của cúm người, tạo nên một chủng vi-rút mới dễ lây từ người sang người. Nếu chủng mới có độc lực mạnh và chúng ta không có kháng thể thì sẽ xảy ra một đại dịch nhiều người chết.
* Trong quá khứ, những chủng vi-rút cúm nào từng gây đại dịch và những chủng đó còn nguy hiểm hay không?
- Những chủng vi-rút cúm từng gây đại dịch ở người là H1N1, H2N2 và H3N2. Qua đó càng thấy rõ, mỗi đại dịch xảy ra đều gắn với sự xuất hiện của chủng vi-rút cúm mới chứ không lặp lại những chủng đã gây nên vụ dịch trước đó. Hiện nay, những chủng này hầu như không còn nguy hiểm đáng kể bởi cơ thể đã có kháng thể tự nhiên hoặc chúng ta cũng đã có vắc-xin phòng bệnh.
* Đã có vụ dịch nào xảy ra mà nguyên nhân được ghi nhận là do vi-rút có nguồn gốc từ động vật?
- Có. Dịch cúm đã được biết đến với nguyên nhân do vi-rút cúm có nguồn gốc từ lợn, đó là cúm A H1N1.
* Với chủng cúm A H5N1 này, lợn có phải là vật trung gian nguy hiểm hay không?
- Chúng ta chưa có bằng chứng về việc lợn nhiễm cúm gia cầm H5N1. Nhưng đây là vấn đề rất cần được quan tâm, bởi lợn là loài cảm thụ cao với vi-rút cúm gia cầm. Cũng rất cần lưu ý đến vật nuôi khác như mèo, vịt. WHO đã cảnh báo, vịt có thể là nguồn lây vì nó có thể mang mầm bệnh. Điều nguy hiểm là vịt có thể vẫn mang vi-rút cúm H5N1 nhưng không có biểu hiện bệnh. Trong nước đã phát hiện nhiều vịt nhiễm H5N1.
* Giới khoa học đã biết đến sức sống của vi-rút H5N1 ở điều kiện tự nhiên?
- Ở nhiệt độ 60oC vi-rút này sẽ bị tiêu diệt sau 30 phút. Nó có thể sống 3 giờ ở nhiệt độ 56oC. Mùa rét, nó có thể sống lâu hơn: 4 ngày ở 22oC và 30 ngày ở 0oC.
Vi-rút cúm rất không ổn định và có khả năng đột biến rất nhanh, có khả năng lây nhiễm từ động vật này sang động vật khác. Các nhà khoa học lo ngại là vi-rút cúm gà có thể tiến hóa nhanh thành một dạng dễ lây từ người sang người. Làm lây lan nhanh chóng và là một bệnh nguy hiểm chết người. Loại vi-rút này loài người chưa bao giờ tiếp xúc, vì vậy không có miễn dịch và có thể gây đại dịch như cúm Tây Ban Nha năm 1918 -1919 đã giết chết 40 - 50 triệu người trên toàn thế giới. Vi-rút gây bệnh cúm cũng thường lây nhanh và không thể kìm chế lây lan dễ dàng như SARS bằng cách ly người bệnh. Nếu ở trong băng, vi-rút cúm H5N1 có thể sống vô thời hạn. Cúm gà có thể gây một loạt các triệu chứng ở người. Một số bệnh nhân có sốt, ho, đau họng và đau cơ. Một số khác bị đau mắt, viêm phổi, bệnh hô hấp cấp nguy kịch và các biến chứng nặng nguy hiểm. Hiện đã có các thuốc chống cúm có thể được dùng cả để phòng ngừa người nhiễm cúm gà và để điều trị những người đã nhiễm cúm gà. Vi-rút này dường như đã kháng với hai thuốc chống cúm cũ là amantadin và rimantadin. Thuốc chống cúm mới hơn Tamiflu và Relenza được hy vọng sẽ có tác dụng khi có dịch xảy ra. Bộ Y tế |
Liên Châu
(thực hiện)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ VN đã có 20 bác sĩ gia đình đầu tiên (27/12/2004)
▪ Chǎm sóc đôi chân mùa giá lạnh (25/12/2004)
▪ 20 cách trị trẻ biếng ăn (26/12/2004)
▪ Cảnh giác với bệnh viêm màng não mủ (26/12/2004)
▪ Vận khí, nhịn ăn chữa bá bệnh? (27/12/2004)
▪ Khiêu vũ là nguyên nhân gây biếng ăn (27/12/2004)
▪ TP.HCM nghiêm cấm dịch vụ tắm trắng (25/12/2004)