![]() |
Dị ứng mèo rất phổ biến. |
Khi được tăng cường miễn dịch, cơ thể sẽ có khả năng khống chế các phản ứng dị ứng với mèo.
Dị ứng nguyên của mèo tồn tại dưới dạng các hạt chất siêu nhỏ, có thể phát tán qua không khí, do đó con người dễ hít phải.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Imperial College London đã tìm ra cách khống chế hiện tượng phản ứng dị ứng của cơ thể đối với mèo bằng cách tăng cường các tế bào miễn dịch có tên là T-điều tiết CD4+, phần tử chuyên kiểm soát phản ứng đối với các kích thích dị ứng.
Trong cơ thể có một số loại tế bào T:
- Tế bào T-trợ giúp 1: đóng vai trò trong các bệnh tự miễn
- Tế bào T-trợ giúp 2: quan trọng đối với các dị ứng
- Tế bào T-điều tiết.
Trong các bệnh dị ứng, cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào T-trợ giúp 2, và thiếu các tế bào T-điều tiết, hậu quả là dẫn đến các bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng và eczema dị ứng.
Trong nghiên cứu, người ta đã đưa vào cơ thể của các tình nguyện viên những mảnh protein gây kích thích dị ứng với mèo. Do các mảnh protein này thiếu cấu trúc 3D của toàn bộ protein nên không thể tự kích thích phản ứng. Tuy nhiên, chúng lại có thể thúc giục hệ miễn dịch sản xuất thêm các tế bào T-điều tiết, nhờ đó giảm thiểu tối đa các chuỗi phản ứng dị ứng của cơ thể.
Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn vào mùa hè năm nay, và trong vòng 4-5 năm nữa, một loại văcxin phòng dị ứng có thể sẽ ra đời.
"Khoa học đã biết đến vai trò của các tế bào miễn dịch từ nhiều năm nay, song đây là lần đầu tiên người ta tìm ra cách lợi dụng chúng để kiểm soát phản ứng dị ứng", trưởng nhóm nghiên cứu Mark Larché nhận định.
Dựa vào phương pháp tăng cường miễn dịch trên, giới chuyên môn tin rằng có thể chống lại các bệnh tự miễn, ví dụ như bệnh tiểu đường type 1 và bệnh đa xơ cứng - một kiểu rối loạn thần kinh gây tê liệt dần dần. Những dạng bệnh tự miễn này xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào T-trợ giúp1, khiến chúng quay lại tấn công chính mô cơ thể. Việc tăng cường số lượng các tế bào T-điều tiết tương ứng có thể sẽ vô hiệu hóa sự "làm phản" này.
Mỹ Linh (theo BBC)
▪ Siro trị ho, an thần có thể gây nguy hiểm cho trẻ (11/04/2005)
▪ Quả mâm xôi đen ngừa ung thư miệng (11/04/2005)
▪ Nhiễm ký sinh trùng - bệnh vào từ miệng (11/04/2005)
▪ Cách chọn và phân biệt nhân sâm (11/04/2005)
▪ Đừng xem thường vết xuất huyết nhỏ ở chân (11/04/2005)
▪ 6-7% bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa tử vong (11/04/2005)
▪ Nên chung sống hòa bình với mầm bệnh (09/04/2005)
▪ Thiếu nữ tập nặng dễ bị rạn xương (10/04/2005)
▪ Khỏi trọng bệnh do sợ hãi, buồn giận (10/04/2005)
▪ WHO yêu cầu phát lệnh báo động đối với virus Marburg (08/04/2005)