Rau câu chỉ vàng là loài thực vật bậc thấp, chỉ mọc sâu trong vùng nước lợ, nhất là ở vùng ngã tư cửa biển.
Đây là nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất keo agar, có hơn 50 công dụng khác nhau trong các ngành y dược, công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm và nghiên cứu khoa học. Trong thực tế, giá trị kinh tế xuất khẩu của rong câu khá cao, khoảng 500.000 đồng/tấn rong câu tươi.
Mùa hè thường là mùa người ta thu hoạch rong câu. Rong câu vừa là nguyên liệu, vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc. Người ta thường ăn cháo rong câu, gồm gạo, khoai và rong câu được nấu chung. Cháo rong câu sền sệt và quánh dẻo, chỉ cần một ít đường hoặc muối cho đậm đà là đủ để thay cơm, ăn đến no không thấy chán. Người dân ở Thái Thuỵ (Thái Bình) lại có thói quen trộn rong câu với rau sống thành thứ rau vừa giòn thơm, mát mà lại dễ tiêu. Người ta còn bảo: ăn rong câu có thể khỏi được bệnh bướu cổ, các bệnh đường tiêu hóa, giải nhiệt. Vì giá thành xuất khẩu cao, rong câu được thu hoạch chủ yếu để đem bán, rong câu được ngâm lâu với nước mưa, hoặc nước vo gạo với một vài trái chanh cắt lát để trắng hơn và bớt mùi tanh ngái. Tràng, ruột non, dạ dày lợn được luộc chín, thái mỏng. Một ít rau thơm như húng quế, mùi tàu thái thật nhỏ. Tất cả đem trộn đều, thêm một chút nước mắm ngon và ớt tỏi băm nhỏ. Thạch rau câu vừa lành vừa mát. Thạch được chế biến từ rong câu sạch và nguyên chất, thì khối thạch khi ăn mềm mà giòn, mùi thơm mát, vị thoang thoảng ngọt. Ở vùng biển phía Nam, thay vì thạch, người ta chế biến ra một loại đồ uống gọi là xa xa. Muốn có một bát xa xa ngon, thông thường người ta phải chế biến qua mấy công đoạn: chọn những sợi rong câu đều, mập. Ngâm nước mưa hoặc nước vo gạo có thả mấy lát chanh tươi trong vài ba hôm để tẩy trắng và bớt đi... hương vị biển cả. Cho rong câu vào nồi, nấu nhừ cho đến khi nhũng sợi rong câu tan, nhưng chú ý không được để già lửa khiến rong câu bị cháy vàng. Khi rong đã nhừ, người ta cho vào một ít phèn chua để xa xa mau đặc. Khuấy đều và đem lọc trên vải không dầy quá cũng không thưa quá. Khi xa xa đã thành một khối đặc trong suốt, mềm mại là lúc có thể ăn được. Xa xa phải ăn với đường thắng mới đúng điệu. Đường thắng tới vừa dẻo, người ta vắt vào một ít chanh, thêm một nhúm gừng giã nhỏ.
|